Thuốc tránh thai hàng ngày có gây tăng cân không?

Thuốc tránh thai hàng ngày là một biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lựa chọn. Tuy nhiên, một trong những lo ngại thường gặp là việc tăng cân, đặc biệt khi cân nặng và vóc dáng luôn là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày đối với sức khỏe và liệu có thực sự gây tăng cân hay không, hãy cùng MedFit khám phá những thông tin khoa học về loại thuốc này trong bài viết dưới đây. Lưu ý: bài viết không đề cập đến các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tổng quan về thuốc tránh thai

    Tình hình sử dụng thuốc tránh thai

    Hiện nay thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng khá phổ biến. Ở Mỹ có đến 88,2% phụ nữ trong 15-44 tuổi sử dụng ít nhất một loại thuốc tránh thai bất kỳ. Một báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2020-2021 đã ghi nhận tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở Việt Nam là 60%, trong đó thuốc tránh thai chiếm 16%, đứng vị trí thứ 2 sau đặt vòng tránh thai (23,7%).

    Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày gồm dạng uống mỗi ngày có thuốc tránh thai kết hợp (COC) và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (POP), dạng phóng thích chậm có miếng dán tránh thai, vòng tránh thai (IUD – levonorgestrel), thuốc tránh thai dạng chích (medroxyprogesterone acetate – DMPA), que cấy tránh thai (Implanon/Nexplanon – etonogestrel). Trong đó thuốc các thuốc tránh thai hàng ngày dạng uống được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc tránh thai hàng ngày có hiệu quả đến 99% nếu tuân thủ sử dụng đúng hướng dẫn với giá thành hợp lý và tương đối an toàn.

    Ngoài tác dụng tránh thai, loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến nội tiết tố khác như rối loạn kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, mụn trứng cá, lạc nội mạc tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt…

    Thuốc tránh thai hàng ngày
    Thuốc tránh thai hàng ngày dạng uống được sử dụng rất phổ biến hiện nay

    Cơ chế tránh thai

    Đặc điểm chung của các loại thuốc tránh thai hàng ngày là chứa hai loại hormone tổng hợp tương tự hormone của chu kỳ buồng trứng là estrogen và progestin hoặc chỉ chứa progestin. Hai hormone này ức chế trục nội tiết hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, nơi kiểm soát chu trình sinh sản:

    • Estrogen ức chế sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH), ngăn chặn phát triển nang trứng vượt trội.
    • Progestin ức chế sản xuất hormone LH, ức chế sự rụng trứng, làm nội mạc tử cung teo lại không thích hợp cho trứng được thụ tinh làm tổ.
    estrogen va progestin
    Estrogen và progestin tác động lên chu trình sinh sản bằng cách ức chế trục nội tiết hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Thuốc tránh thai có gây tăng cân không?

    Trước đây, khi tiến hành một số khảo sát, có đến 30% phụ nữ tự cho rằng bản thân tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày (COC/POP) vài tháng. Hormone tổng hợp cũng có cấu trúc tương tự hormone nội sinh nên các nhà khoa học đặt ra giả thuyết nghiên cứu rằng nồng độ cao các hormone trong thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và dẫn đến tăng cân thông qua các cơ chế:

    • Chuyển hóa carbohydrate: một số nghiên cứu cho thấy progestin nồng độ cao trong thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây tăng glucose và insulin máu tương tự đái tháo đường típ 2, trong đó levonorgestrel có tác động mạnh mẽ nhất. Ngay cả ở liều thấp hơn thì tác động này vẫn xảy ra và phụ thuộc vào thời gian sử dụng (thường biểu hiện sau 3-6 tháng dùng thuốc). Các thay đổi này ảnh hưởng chủ yếu đến người có bệnh lý chuyển hóa nền như đái tháo đườngbéo phì.
    tăng glucose máu
    Progestin nồng độ cao trong thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây tăng glucose và insulin máu, xảy ra chủ yếu ở người có bệnh lý nền
    • Chuyển hóa lipid: hầu hết các progestin đều làm tăng triglyceride và cholesterol xấu khi sử dụng kéo dài từ 3 tháng trở lên. Với cholesterol tốt, progestin thế hệ mới làm tăng và ngược lại thì levonorgestrel (thế hệ cũ) làm giảm thành phần này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận tình trạng tăng tích trữ mỡ thừa trong cơ thể.
    Chuyen hoa lipid
    Sử dụng progestin từ 3 tháng trở lên có thể làm tăng triglyceride và cholesterol xấu
    • Tăng tích trữ nước: ban đầu người ta cho rằng thuốc tránh thai có tác dụng giữ nước trong cơ thể như hormone nội sinh, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen tổng hợp và progestin thế hệ mới làm tăng nhu cầu uống nước do tăng cảm giác khát nhưng không ảnh hưởng đến quá trình lọc và tạo nước tiểu của thận, tức là uống nước nhiều hơn thì cũng tiểu nhiều hơn nên không gây giữ nước trong cơ thể.
    • Ăn uống không kiểm soát: thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt làm tăng sự thèm ăn, một nghiên cứu tổng quan ghi nhận các kết quả trái ngược nhau về tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày lên hành vi ăn uống, tuy nhiên do các nghiên cứu chưa đủ mạnh và dữ liệu còn nhiều hạn chế nên không thể kết luận thuốc tránh thai hàng ngày có thực sự gây tăng tiêu thụ thực phẩm.

    Đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận kết quả tương tự nhau và không có bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ thuốc tránh thai dạng uống gây tăng cân, ngược lại một số nghiên cứu còn ghi nhận hiện tượng giảm cân nhẹ. Cân nặng có thể dao động trong khoảng 3kg sau vài tháng sử dụng thuốc. Tỷ lệ phụ nữ quyết định ngưng sử dụng thuốc do tăng cân rõ rệt chỉ có 0,9%, hơn nữa nồng độ hormone trong các thuốc tránh thai dạng uống trên thị trường đều được giảm đến mức tối thiểu để hạn chế tối đa tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả tránh thai.

    Duy tri can nang
    Cân nặng có thể thay đổi khoảng 3kg sau vài tháng dùng thuốc tránh thai hàng ngày

    Riêng chỉ có một nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm dùng thuốc tránh thai phóng thích chậm dạng tiêm (Depo-Provera) có thể tăng 5,1kg trong 36 tháng so với nhóm dùng thuốc tránh thai dạng uống.

    Depo Provera
    Depo-Provera được báo cáo có gây tăng trọng lượng cơ thể

    Đối với thuốc tránh thai phóng thích chậm dạng cấy (Implanon/Nexplanon) chứa etonogestrel, mặc dù người sử dụng có cảm giác tăng cân, tuy nhiên nghiên cứu lại cho thấy những người tham gia nghiên cứu có mức tăng cân là không có ý nghĩa khi sử dụng biện pháp này trong thời gian dài trên 6 tháng.

    Tóm lại, đa số các loại thuốc tránh thai hàng ngày đều không gây tăng cân trong dân số chung, ngoại trừ thuốc tránh thai phóng thích chậm dạng tiêm (Depo-Provera).

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng khi sử dụng thuốc tránh thai

      Đa số các thuốc tránh thai được chứng minh không trực tiếp gây tăng cân ở phần lớn những người sử dụng. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến phụ nữ có thể ghi nhận sự thay đổi cân nặng sau khi sử dụng thuốc như:

      • Loại thuốc tránh thai: thuốc tránh thai hàng ngày phóng thích chậm dạng tiêm (Depo-Provera) được báo cáo gây tăng cân so với các loại khác.
      • Yếu tố cơ địa: phản ứng của từng người với thuốc tránh thai có thể khác nhau phụ thuộc vào di truyền, khả năng chuyển hóa của cơ thể và tuổi tác. Một nghiên cứu ghi nhận sự kết hợp giữa đột biến gen ESR1 và cấy thuốc tránh thai có thể gây tăng cân.
      ket hop giua dot bien gen ESR1 va cay thuoc tranh thai
      Đột biến gen ESR1 và cấy thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến cân nặng
      • Bệnh lý nền: hội chứng buồng trứng đa nang và suy giáp.
      • Tăng cảm giác thèm ăn: một số người cảm thấy thèm ăn hơn do thay đổi hormone khi sử dụng thuốc (tương tự sự thay đổi khi rụng trứng), dễ dẫn đến tăng cân nếu không thể kiểm soát được lượng calo tiêu thụ.
      • Chế độ ăn uống: ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng từ tinh bột, chất béo, ít chất xơ và đạm là yếu tố chính gây tăng cân.
      Thuc pham nhieu duong
      Dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố chính gây tăng cân
      • Lối sống không lành mạnh: ít hoạt động thể chất, tình trạng căng thẳng kéo dài hay giấc ngủ kém chất lượng có thể gây tăng cân.
      Tu ti va tram cam
      Lối sống không lành mạnh có thể gây tăng trọng lượng cơ thể
      • Hiệu ứng giả dược: một số người có thể thay đổi cân nặng do tin vào những thông tin cho rằng thuốc tránh thai gây tăng cân mà họ được nghe hoặc đọc mà không có bằng chứng khoa học rõ ràng.
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Cách kiểm soát cân nặng khi dùng thuốc tránh thai

        Một số lời khuyên có thể áp dụng nếu cảm thấy cân nặng tăng lên sau khi sử dụng thuốc tránh thai:

        • Theo dõi quá trình tăng cân: một số phụ nữ cảm thấy tăng cân nhẹ có thể theo dõi diễn tiến thay đổi cân nặng trong vài tháng trước khi thử các biện pháp khác.
        • Chọn biện pháp pháp tránh thai phù hợp: trong trường hợp bị tăng cân khi dùng thuốc tránh thai, có thể thử các loại thuốc tránh thai với nồng độ hoặc thành phần hormone khác như đổi từ thuốc tránh thai kết hợp sang thuốc tránh thai chỉ chứa progestin hoặc đổi giữa các thuốc tránh thai kết hợp có nồng độ estrogen cũng như thành phần progestin khác nhau. Ngoài biện pháp tránh thai bằng hormone, có thể sử dụng các biện pháp không dùng hormone như vòng tránh thai bằng đồng, bao cao su…

        Ngoài ra, nên chủ động kiểm soát cân nặng thông qua:

        • Thực hiện chế độ ăn phù hợp: xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giàu rau xanh, protein, ngũ cốc… và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, thức ăn chế biến sẵn giàu năng lượng.
        Che do an phu hop
        Chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
        • Tăng cường hoạt động thể chất: đảm bảo duy trì tập thể dục đều đặn và có mục tiêu nhằm tăng sử dụng mỡ thừa tích trữ, cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
        Chay bo
        Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và kiểm soát cân nặng hiệu quả
        • Kiểm soát căng thẳng và loại bỏ thói quen xấu: căng thẳng thường thúc đẩy việc tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt, đồ ăn nhanh và dẫn đến lối sống ít vận động. Hãy thử áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các hoạt động thư giãn khác.
        Yoga va Pilates
        Yoga giúp giảm stress, ngăn ngừa tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh
        • Thảo luận với Bác sĩ: nếu lo lắng việc tăng cân do sử dụng thuốc tránh thai, hãy gặp Bác sĩ Phụ sản để cân nhắc thay đổi biện pháp tránh thai khác hoặc gặp Bác sĩ Dinh dưỡng để xác định nguyên nhân tăng cân cũng như được tư vấn về kế hoạch giảm cân phù hợp với bản thân.
        BS Quy 2
        Thăm khám với Bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch giảm cân phù hợp

        Tóm lại, thông tin sử dụng thuốc tránh thai gây tăng cân là một trở ngại đủ lớn để khiến phụ nữ không lựa chọn hoặc ngừng sử dụng một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, tuy nhiên đến nay hầu hết các kết quả từ những nghiên cứu khoa học đều phủ định thông tin này. Tăng cân có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lối sống, chế độ ăn uống và cơ địa cá nhân.

        Để quản lý cân nặng và tìm kiếm phương pháp tránh thai phù hợp, việc theo dõi và thăm khám Bác sĩ là rất cần thiết. MedFit là Phòng khám giảm cân với chiến lược đa mô thức, sẵn sàng hỗ trợ trong hành trình chăm sóc sức khỏe và cân bằng cơ thể của bạn. Hãy liên hệ ngay với MedFit để bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện của bản thân!

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Lopez LM, Ramesh S, et al. “Progestin-only contraceptives: effects on weight“. Cochrane Database Syst Rev. 2016;2016(8):CD008815. Published 2016 Aug 28. doi:10.1002/14651858.CD008815.pub4
        2. Stachenfeld NS, Silva C, et al. “Effects of oral contraceptives on body fluid regulation“. J Appl Physiol (1985). 1999;87(3):1016-1025. doi:10.1152/jappl.1999.87.3.1016
        3. Mayeda ER, Torgal AH, Westhoff CL. “Weight and body composition changes during oral contraceptive use in obese and normal weight women“. J Womens Health (Larchmt). 2014;23(1):38-43. doi:10.1089/jwh.2012.4241
        4. De Leo V, Musacchio MC, et al. “Hormonal contraceptives: pharmacology tailored to women’s health“. Hum Reprod Update. 2016;22(5):634-646. doi:10.1093/humupd/dmw016
        5. Gallo MF, Lopez LM, et al. “Combination contraceptives: effects on weight“. Cochrane Database Syst Rev. 2014;2014(1):CD003987. Published 2014 Jan 29. doi:10.1002/14651858.CD003987.pub5
        6. Sitruk-Ware R, Nath A. “Characteristics and metabolic effects of estrogen and progestins contained in oral contraceptive pills“. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab. 2013;27(1):13-24. doi:10.1016/j.beem.2012.09.004
        7. Lazorwitz A, Dindinger E, et al. “An exploratory analysis on the influence of genetic variants on weight gain among etonogestrel contraceptive implant users“. Contraception. 2020;102(3):180-185. doi:10.1016/j.contraception.2020.05.002
        8. Romano ME, Braun-Courville DK. “Assessing Weight Status in Adolescent and Young Adult Users of the Etonogestrel Contraceptive Implant“. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2019;32(4):409-414. doi:10.1016/j.jpag.2019.03.008
        9. Klump KL, Di Dio AM. “Combined oral contraceptive use and risk for binge eating in women: Potential gene × hormone interactions“. Front Neuroendocrinol. 2022;67:101039. doi:10.1016/j.yfrne.2022.101039
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.