Béo phì: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Hiện nay, béo phì đang dần trở thành một vấn đề phổ biến và có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành tăng hơn hai lần từ năm 1990 đến năm 2022. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe cũng như tạo ra gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Trong bài viết này, MedFit sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức tổng quan về bệnh béo phì, mục tiêu và những phương pháp điều trị hiện nay.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Các tiêu chuẩn xác định tình trạng béo phì

    béo phì đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới
    Béo phì đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới

    Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các cơ quan. Có một số thang đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng béo phì.

    Chỉ số BMI

    Chỉ số BMI là thang đo được chấp nhận toàn cầu, được dùng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể ở người trưởng thành. Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m2).

    Theo phân loại của WHO, chỉ số BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, 18,5-24,9 là bình thường, 25-29,9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì. Tuy nhiên, đối với nhóm dân số có nguy cơ cao như người Đông Nam Á, ngưỡng BMI thấp hơn khi đánh giá những nguy cơ sức khỏe liên quan đến béo phì. Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO), chỉ số BMI của người châu Á từ 18,5-22,9 là bình thường, 23-24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.

    Phân loại Chỉ số BMI theo WHO Chỉ số BMI theo IDI & WPRO
    Gầy < 18,5
    Bình thường 18,5-24,9 18,5-22,9
    Thừa cân 25-29,9 23-24,9
    Béo phì độ I 30-34,9 25-29,9
    Béo phì độ II 35-39,9 30-34,9
    Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 35

    Trẻ em có chỉ số BMI phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi cụ thể dựa trên biểu đồ tăng trưởng của WHO.

    biểu đồ tăng trưởng của who
    Biểu đồ tăng trưởng của WHO

    Mặc dù BMI có mối tương quan thuận với khối lượng mỡ trong cơ thể, chỉ số này cũng có một số hạn chế nhất định. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), BMI không phân biệt được sự khác nhau giữa tăng mỡ, tăng cơ hay xương. Đồng thời, nó cũng không cung cấp thông tin về sự phân bố mỡ trong cơ thể mỗi người.

    Chu vi vòng bụng

    Đây được xem là một chỉ số nhân trắc học lý tưởng để đánh giá tổng lượng mỡ. Hơn thế nữa, chu vi vòng bụng còn được dùng để ước đoán lượng mỡ nội tạng. Đối với người châu Á, vòng bụng trên 90cm ở nam và 80cm ở nữ có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lý liên quan đến béo phì.

    Tỷ lệ eo – hông

    Đây là một chỉ số hữu ích giúp đánh giá sự phân bố mỡ. Nếu tỷ lệ eo – hông lớn hơn 0,95 ở nam và 0,85 ở nữ thì được chẩn đoán là béo bụng, đồng thời đi kèm với nguy cơ cao mắc đái tháo đường típ 2 và bệnh tim mạch.

    Các phương pháp khác

    Đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể bằng các phương pháp như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), máy DXA (dual X-ray absorptiometry) sử dụng tia X để phân tích thành phần cơ thể, cân sử dụng công nghệ BIA (Bioelectrical Impedance Analysis) phân tích trở kháng điện sinh học…

    cân sử dụng công nghệ bia (hình minh họa)
    Cân sử dụng công nghệ BIA (hình minh họa)
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Nguyên nhân gây béo phì

    Béo phì là hậu quả của việc ăn quá nhiều năng lượng hơn so với nhu cầu. Nói cách khác, năng lượng nạp vào cơ thể của một người không tương ứng với lượng mất đi qua các hoạt động hàng ngày. Điều này tạo nên sự mất cân bằng năng lượng, hậu quả là cơ thể tích trữ nhiều mỡ hơn.

    Phần lớn nguyên nhân của béo phì đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống thụ động:

    • Chế độ ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn nhiều calo, ít rau củ quả, nhiều chất béo, bột đường hay thói quen ăn vặt, ăn đêm, ăn thức ăn nhanh… gây tăng cân. Việc tiêu thụ các loại đồ uống nhiều calo nhưng ít gây cảm giác no như rượu bia cũng là nguyên nhân gây tăng cân.
    • Lối sống tĩnh tại: ít vận động cơ bắp, ngồi làm việc cả ngày là những yếu tố khiến cho năng lượng không được sử dụng. Thời gian một người ngồi trước màn hình máy tính, tivi hay điện thoại có liên quan mật thiết với việc tăng cân.
    nguyên nhân chính của béo phì là chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống thụ động (hình minh họa)
    Nguyên nhân chính của béo phì là chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống thụ động (hình minh họa)

    Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ béo phì, chẳng hạn như:

    • Ngủ không đủ giấc: nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa việc thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt với tăng chỉ số BMI. Thông thường, ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm có thể ảnh hưởng đến việc tiết một số hormone điều hòa cảm giác đói. Nói cách khác, chất lượng giấc ngủ kém khiến cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc không có cảm giác no.
    • Áp lực tâm lý: căng thẳng có tác động đến não và kích thích cơ thể sản xuất một số loại hormone, đặc biệt là cortisol, giúp điều hòa cân bằng năng lượng và cảm giác đói. Sự thay đổi về nồng độ các hormone này có thể thúc đẩy ăn uống và tích trữ mỡ.
    • Tình trạng bệnh lý: một số bệnh như hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang… có thể gây tăng cân.
    • Di truyền: các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 15 gen liên quan đến béo phì. Các nghiên cứu cho thấy vai trò của yếu tố di truyền ở những người bị béo phì quan trọng hơn so với nhóm người thừa cân. Đối với những người có nguy cơ béo phì cao do di truyền, việc tuân thủ một lối sống lành mạnh có thể giảm bớt nguy cơ.
    • Thuốc: thuốc ngừa thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta, insulin…
    • Yếu tố môi trường: môi trường sống có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và vận động. Sống gần các cửa hàng đồ ăn nhanh hoặc các khu dân cư chật chội thiếu không gian vận động dễ khiến tăng cân hơn.
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Hậu quả của béo phì

      Béo phì gây hậu quả xấu lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như:

      • Bệnh tim mạch và đột quỵ: béo phì là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành. Hơn thế nữa, những người béo phì thường bị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, đây cũng được xem là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ.
      những người béo phì có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch và đột quỵ (hình minh họa)
      Những người béo phì có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch và đột quỵ (hình minh họa)
      • Đái tháo đường típ 2: béo phì gây ảnh hưởng lên cách cơ thể sử dụng insulin để điều hòa đường huyết. Điều này làm tăng nguy cơ đề kháng insulin và mắc đái tháo đường típ 2.
      • Gan nhiễm mỡ: khi có sự tích tụ mỡ bất thường tại gan, người bệnh có khả năng cao bị gan nhiễm mỡ hay thậm chí có thể tiến triển đến xơ gan.
      béo phì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong gan (hình minh họa)
      Béo phì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong gan (hình minh họa)
      • Viêm xương khớp: Trọng lượng cơ thể quá nặng làm tăng áp lực lên các khớp chịu lực. Đồng thời, béo phì thường thúc đẩy phản ứng viêm và có thể gây biến chứng viêm xương khớp về lâu dài.
      • Vấn đề về tiêu hóa: béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi mật và bệnh gan.
      • Ngưng thở khi ngủ: đây là một vấn đề hô hấp có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc trưng bởi những khoảng ngưng thở ngắn hoặc giảm thông khí lặp lại nhiều lần trong giấc ngủ.
      • Ung thư: một số loại ung thư đã được chứng minh có liên quan đến béo phì, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng…
      • Ảnh hưởng đến tâm lý: béo phì có thể gây tác động tiêu cực đến tâm lý con người. Người bị béo phì thường có cảm giác tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc xã hội và dẫn đến trầm cảm. Những điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Mục tiêu và nguyên tắc điều trị béo phì

      Mục tiêu

      Hai tiêu chí chính để điều trị béo phì là duy trì giảm cân và phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh đồng mắc. Tùy thuộc vào mức BMI và các biến chứng hiện có của người bệnh, Bác sĩ sẽ cá nhân hóa phác đồ điều trị. Mục tiêu chung là cần xây dựng được thói quen ăn uống, vận động khỏe mạnh, giảm lượng mỡ dư thừa và cải thiện cân nặng cũng như các biến chứng. Theo Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA), những mục tiêu cụ thể cần đạt trong điều trị béo phì là:

      • Trong 6 tháng đầu tiên, mức giảm cân được khuyến cáo là 5-10% so với cân nặng ban đầu. Mức này đã được chứng minh giảm đáng kể nguy cơ sức khỏe liên quan đến béo phì. Có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn ở nhóm BMI từ 35 trở lên với mục tiêu giảm 15-20% cân nặng, bởi vì đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
      • 3 tháng kế tiếp là giai đoạn duy trì cân nặng đã đạt được.
      • Trong những tháng tiếp theo, việc giảm cân thêm hay duy trì cân nặng ở mức hợp lý tùy theo sự tư vấn của chuyên gia y tế. Tuy nhiên, nếu giảm cân không thành công, mục tiêu cần đạt được là không tăng cân.

      Nguyên tắc

      Nguyên tắc chung khi điều trị giảm cân là giảm cung cấp năng lượng, tăng vận động hoặc phối hợp cả hai:

      • Can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững và an toàn, bao gồm các biện pháp: thực hành chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường tập luyện thể lực và thay đổi điều chỉnh các hành vi lối sống không lành mạnh.
      • Điều trị bằng thuốc được cân nhắc trong các trường hợp BMI từ 30 trở lên và không có bệnh lý đi kèm, BMI từ 27 trở lên kèm theo ít nhất một bệnh lý liên quan như đái tháo đường và/hoặc tăng huyết áp, đã áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học nhưng không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, thuốc không dùng để điều trị đơn độc mà cần phối hợp với can thiệp lối sống.
      can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững và an toàn
      Can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững và an toàn
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Phương pháp điều trị béo phì

        Béo phì là một bệnh lý phức tạp, do đó quá trình điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân người bệnh và nhiều chuyên gia y tế để đạt được hiệu quả. Hiện nay, các phương pháp điều trị bao gồm:

        • Dinh dưỡng hợp lý: theo nguyên tắc chung điều trị giảm cân, giảm tổng năng lượng ăn vào là một trong các yếu tố chính. Hạn chế số bữa ăn trong ngày, giới hạn đủ 3 bữa/ngày. Chế độ ăn cần cân đối giữa các chất dinh dưỡng, không tiêu thụ quá nhiều tinh bột, hạn chế loại đường hấp thu nhanh và chất béo bão hòa, muối cần thiết dưới 5g/ngày. Đồ uống có đường nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết, sắt và đạm. Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn nào đó.
        • Vận động thường xuyên: rất nhiều lợi ích về sức khỏe đã được công nhận từ việc luyện tập thể lực đều đặn. Tuy nhiên, cường độ và loại hình tập luyện cần được Bác sĩ tư vấn phù hợp với từng cá nhân.
        • Thuốc: 6 loại thuốc hiện nay đã được phê duyệt trong điều trị béo phì bao gồm tirzepatide, semaglutide, liraglutide, naltrexone-bupropion, phentermine-topiramate và orlistat. Ngưng dùng thuốc nếu không giảm từ 5% cân nặng trở lên trong vòng 3 tháng với liều tiêu chuẩn hay khi người bệnh gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.
        • Dùng dụng cụ giảm cân: FDA Hoa Kỳ đã cho phép sử dụng 3 dụng cụ trong điều trị giảm cân ở người lớn, bao gồm bóng đặt dạ dày qua nội soi (gastric balloons), thắt đai dạ dày (gastric bands) và ống thông làm rỗng dạ dày (gastric emptying systems).
        • Phẫu thuật: một số phương pháp phẫu thuật hiện có bao gồm cắt tạo hình dạ dày (gastrectomy), nối tắt dạ dày (gastric bypass surgery) và thắt đai dạ dày (gastric banding).
        thăm khám bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nữ)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng này, một liệu trình giảm cân khoa học và cá nhân hóa là điều cần thiết. Tại MedFit – Phòng khám giảm cân đa mô thức với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, sẽ cung cấp các phương pháp điều trị béo phì chuyên sâu và toàn diện, từ chế độ dinh dưỡng và vận động đến các giải pháp y khoa phù hợp. Hãy liên hệ với MedFit ngay hôm nay để khởi đầu hành trình giảm cân bền vững, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Obesity and overweight“. World Health Organization
        2. Management of obesity: A national clinical guideline“. Scottish Intercollegiate Guidelines Network
        3. Rask-Andersen M, Karlsson T, et al. “Gene-environment interaction study for BMI reveals interactions between genetic factors and physical activity, alcohol consumption and socioeconomic status“. PLoS Genet. 2017 Sep 5;13(9):e1006977. doi: 10.1371/journal.pgen.1006977. PMID: 28873402; PMCID: PMC5600404
        4. Overweight and obesity: Treatment“. National Heart, Lung, and Blood Insititute (NIH)
        5. Cornier MA. “A review of current guidelines for the treatment of obesity“. Am J Manag Care. 2022 Dec;28(15 Suppl):S288-S296. doi: 10.37765/ajmc.2022.89292. PMID: 36525676
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.