Quả bứa có giúp giảm cân hiệu quả không?

Quả bứa, hay còn gọi là Garcinia cambogia, là một loại trái cây nhiệt đới đến từ Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong những năm gần đây, quả bứa đã trở thành một thành phần phổ biến trong ngành dinh dưỡng và sức khỏe, đặc biệt là trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về đặc điểm của quả bứa, cơ chế giúp giảm cân, cách sử dụng hiệu quả và những điểm cần lưu ý khi áp dụng loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Đặc điểm tự nhiên của quả bứa

    quả bứa (hình minh họa)
    Quả bứa (hình minh họa)

    Quả bứa có hình dạng đặc trưng giống như một quả bí ngô nhỏ, với vỏ dày và màu sắc thay đổi từ xanh lục khi còn non đến vàng hoặc đỏ khi chín. Quả có đường kính dao động từ 5-8cm, bề mặt có nhiều rãnh sâu. Thịt quả màu vàng nhạt, nhiều nước, có vị chua và ngọt dịu đặc trưng.

    Cây bứa thích hợp phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và được trồng rộng rãi ở Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Quả bứa không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày và được dùng trong các thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Lợi ích giảm cân của quả bứa

    acid hydroxycitric là hoạt chất chính trong quả bứa, có vai trò hỗ trợ giảm cân
    Acid hydroxycitric là hoạt chất chính trong quả bứa, có vai trò hỗ trợ giảm cân

    Quả bứa là một loại trái cây nhiệt đới được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân nhờ vào hoạt chất chính có trong quả bứa là acid hydroxycitric (HCA), qua các cơ chế sau:

    • Ức chế quá trình tổng hợp chất béo: HCA ức chế ATP – citrate lyase, một loại enzyme quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate thành chất béo. Khi enzyme này bị ức chế, lượng chất béo được tổng hợp từ carbohydrate giảm đi, dẫn đến giảm tích tụ mỡ trong cơ thể.
    • Tăng cường quá trình đốt cháy mỡ: HCA có khả năng thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng cường việc sử dụng mỡ thừa để tạo năng lượng. Điều này giúp giảm lượng mỡ dự trữ trong cơ thể.
    • Giảm cảm giác thèm ăn: HCA được cho là có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và tạo cảm giác no. Khi mức serotonin tăng, cảm giác thèm ăn giảm đi, giúp kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.
    • Ổn định lượng đường trong máu: HCA giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin. Khi mức đường trong máu ổn định, cơ thể không cần phải sản xuất nhiều insulin. Điều này giúp giảm mỡ trong cơ thể do việc sản xuất quá nhiều insulin có thể thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ.
    • Tăng cường sự trao đổi chất: HCA có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn ngay cả khi nghỉ ngơi.
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Các nguy cơ khi sử dụng quả bứa để giảm cân

      Quả bứa được nhiều người tin dùng như một phương pháp hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên việc sử dụng loại quả này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ và tác dụng phụ do HCA trong quả bứa có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như:

      • Vấn đề về gan: một số trường hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ quả bứa đã được báo cáo gây tổn thương gan nghiêm trọng, HCA có thể gây viêm gan, xơ gan hoặc suy gan cấp.
      hca có thể gây viêm gan, xơ gan hoặc suy gan cấp
      HCA có thể gây viêm gan, xơ gan hoặc suy gan cấp
      • Vấn đề về tiêu hóa: bệnh nhân có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón khi sử dụng chiết xuất từ quả bứa.
      • Tương tác thuốc: HCA trong quả bữa cũng có nguy cơ gây tương tác với một số loại thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường thông qua cơ chế giảm đường huyết, thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm thông qua cơ chế tăng serotonin trong não. Việc tăng quá mức serotonin cũng có nguy cơ dẫn đến hội chứng ngộ độc serotonin.
      • Hội chứng ngộ độc serotonin: HCA có thể làm tăng nồng độ serotonin trong não, do đó làm tăng nguy cơ ngộ độc serotonin. Triệu chứng bao gồm bồn chồn, lú lẫn, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, co cứng cơ, run rẩy và sốt cao. Trong các trường hợp nặng, có thể gây co giật hoặc tử vong.
      triệu chứng của hội chứng ngộ độc serotonin
      Triệu chứng của hội chứng ngộ độc serotonin

      Mặc dù quả bứa có một số lợi ích trong việc giảm cân, người tiêu dùng cần phải thận trọng và hiểu rõ về các nguy cơ tiềm ẩn trước khi lựa chọn sử dụng loại quả này để quản lý cân nặng. Trước khi bắt đầu sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, đặc biệt nếu đang mắc các bệnh lý như đái tháo đường, trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh tim mạch hoặc đang dùng các loại thuốc khác nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

      Cách sử dụng quả bứa và sản phẩm bổ sung chứa HCA để giảm cân

      Sử dụng quả bứa làm trà và dùng trong thức ăn để giảm cân

      Sử dụng quả bứa làm trà giảm cân

      Nguyên liệu gồm 1-2 muỗng cà phê bột chiết xuất từ quả bứa (hoặc sử dụng túi trà chứa chiết xuất quả bứa), 1 cốc nước sôi, mật ong hoặc chanh.

      Thực hiện bằng cách thêm bột chiết xuất quả bứa vào nước ấm và ngâm trong 5-10 phút, lọc bỏ bã và thêm mật ong hoặc chanh nhằm gia tăng hương vị. Uống trà quả bứa với tần suất 1-2 lần/ngày, trước các bữa ăn.

      trà quả bứa giảm cân
      Trà quả bứa giảm cân

      Sử dụng quả bứa trong thức ăn

      • Làm sốt và gia vị: thêm bột quả bứa vào các loại sốt hoặc gia vị dùng để nấu ăn, đặc biệt là các món ăn có chứa protein hoặc rau củ.
      • Làm sinh tố và nước ép: pha bột quả bứa vào sinh tố hoặc nước ép trái cây để tăng cường hương vị và nâng cao hiệu quả giảm cân.
      • Làm salad: rắc bột quả bứa lên món salad để tăng hương vị và cung cấp thêm dưỡng chất.

      Chọn sản phẩm bổ sung chứa HCA

      Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung chứa HCA, nên chọn loại có hàm lượng HCA tối thiểu là 50-60% để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Liều lượng được khuyến nghị là 500mg/lần, sử dụng 3 lần/ngày và trước các bữa ăn từ 30-60 phút. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, người tiêu dùng cần tuân theo hướng dẫn liều lượng được ghi trên nhãn sản phẩm.

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Lưu ý khi sử dụng quả bứa để giảm cân

      • Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, đặc biệt nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang dùng các loại thuốc khác.
      • Không lạm dụng quả bứa hoặc các thực phẩm chứa chiết xuất từ quả bứa để giảm cân vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
      • Theo dõi cân nặng, số đo cơ thể và ghi lại hàng tuần để điều chỉnh tiến trình giảm cân nếu cần thiết. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để điều chỉnh liều lượng nếu không thấy hiệu quả sau 2-3 tuần.
      • Lựa chọn sản phẩm uy tín từ các nhà sản xuất đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình sử dụng.
      • Kết hợp việc sử dụng quả bứa với chế độ ăn uống cân đối, luyện tập thể chất và lối sống lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.
      tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quả bứa để giảm cân
      Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng quả bứa để giảm cân
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ quả bứa

        Các thực phẩm chức năng chiết xuất từ quả bứa hiện đang rất phổ biến trên thị trường và thường được quảng cáo với công dụng hỗ trợ giảm cân. Một số loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ quả bứa phổ biến bao gồm:

        • Viên nang: viên nang chứa chiết xuất từ quả bứa là một trong những dạng thực phẩm chức năng chứa chiết xuất quả bứa phổ biến nhất, thường chứa một lượng HCA cụ thể và được sử dụng để hỗ trợ giảm cân.
        • Bột: bột chiết xuất từ quả bứa có thể được pha vào nước, nước ép hoặc các loại đồ uống khác để tăng cường lợi ích và hiệu quả giảm cân.
        • Nước uống hoặc nước ép: nước uống hoặc nước ép chiết xuất từ quả bứa cũng là một lựa chọn tiện lợi cho những người muốn bổ sung HCA vào chế độ ăn hàng ngày.
        • Viên nhai: viên nhai chiết xuất từ quả bứa được sử dụng nhiều do tính tiện lợi và thường có hương vị dễ chịu, phù hợp cho những người không thích uống viên nang hoặc bột.
        một số thực phẩm chức năng chiếc xuất từ quả bứa
        Một số thực phẩm chức năng chiếc xuất từ quả bứa

        Ngoài ra, một số sản phẩm còn kết hợp chiết xuất từ quả bứa với các thành phần khác như trà xanh, cà phê hoặc các chất bổ sung khác nhằm tăng cường hiệu quả giảm cân và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Quả bứa là một trong những nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ giảm cân với cơ chế ức chế tổng hợp chất béo, giảm cảm giác thèm ăn và cải thiện sự trao đổi chất. Tuy nhiên, việc sử dụng quả bứa cần thận trọng, nhất là khi chúng ta có các vấn đề sức khỏe hay đang sử dụng thuốc điều trị khác. Để có được một kế hoạch giảm cân an toàn và hiệu quả, hãy đến với MedFit – nơi bạn sẽ nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và giải pháp giảm cân khoa học, phù hợp với nhu cầu cá nhân. Liên hệ ngay với MedFit để bắt đầu hành trình cải thiện sức khỏe của bạn.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Jena BS, Jayaprakasha GK, et al. “Chemistry and biochemistry of (-)-hydroxycitric acid from Garcinia“. J Agric Food Chem. 2002 Jan 2;50(1):10-22. doi: 10.1021/jf010753k. PMID: 11754536
        2. Preuss HG, Bagchi D, et al. “Effects of a natural extract of (-)-hydroxycitric acid (HCA-SX) and a combination of HCA-SX plus niacin-bound chromium and Gymnema sylvestre extract on weight loss“. Diabetes Obes Metab. 2004 May;6(3):171-80. doi: 10.1111/j.1462-8902.2004.00328.x. PMID: 15056124
        3. Lunsford KE, Bodzin AS, et al. “Dangerous dietary supplements: Garcinia cambogia-associated hepatic failure requiring transplantation“. World J Gastroenterol. 2016 Dec 7;22(45):10071-10076. doi: 10.3748/wjg.v22.i45.10071. PMID: 28018115; PMCID: PMC5143754
        4. Chuah LO, Ho WY, et al. “Updates on Antiobesity Effect of Garcinia Origin (-)-HCA“. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:751658. doi: 10.1155/2013/751658. Epub 2013 Aug 6. PMID: 23990846; PMCID: PMC3748738
        5. Dong J, Li W, et al. “Garcinia cambogia water extract alleviates insulin resistance and hepatic lipid accumulation in mice fed a high-fat diet“. Food Nutr Res. 2023 Mar 14;67. doi: 10.29219/fnr.v67.8977. PMID: 37050928; PMCID: PMC10084504
        6. Jillian Kubala. “Does Garcinia cambogia Work?“. Healthline
        7. Kothadia JP, Kaminski M, et al. “Hepatotoxicity Associated with Use of the Weight Loss Supplement Garcinia cambogia: A Case Report and Review of the Literature“. Case Reports Hepatol. 2018 Mar 12;2018:6483605. doi: 10.1155/2018/6483605. PMID: 29721342; PMCID: PMC5867608
        8. Barrea L, Altieri B, Obesity Programs of Nutrition, Education, Research and Assessment (OPERA) Group, et al. “Nutritionist and obesity: brief overview on efficacy, safety, and drug interactions of the main weight-loss dietary supplements“. Int J Obes Suppl. 2019 Apr;9(1):32-49. doi: 10.1038/s41367-019-0007-3. Epub 2019 Apr 12. PMID: 31391923; PMCID: PMC6683127
        9. Adda Bjarnadottir. “How Garcinia cambogia Can Help You Lose Weight and Belly Fat“. Healthline
        10. Pittler MH, Ernst E. “Dietary supplements for body-weight reduction: a systematic review“. Am J Clin Nutr. 2004 Apr;79(4):529-36. doi: 10.1093/ajcn/79.4.529. PMID: 15051593
        11. Márquez F, Babio N, et al. “Evaluation of the safety and efficacy of hydroxycitric acid or Garcinia cambogia extracts in humans“. Crit Rev Food Sci Nutr. 2012;52(7):585-94. doi: 10.1080/10408398.2010.500551. PMID: 22530711
        12. Jacquelyn Cafasso. “What is Serotonin Syndrome?“. Healthline
        13. Lopez AM, Kornegay J, Hendrickson RG. “Serotonin toxicity associated with Garcinia cambogia over-the-counter supplement“. J Med Toxicol. 2014 Dec;10(4):399-401. doi: 10.1007/s13181-014-0390-7. PMID: 24699886; PMCID: PMC4252288
        14. Anne Dunkin. “What Is Serotonin Syndrome?“. WebMD
        15. WebMD Editorial Contributor. “Health Benefits of Garcinia cambogia“. WebMD
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.