Rạn da là gì và cách điều trị

Rạn da là một vấn đề da liễu khá phổ biến, tuy rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều trở ngại về mặt thẩm mỹ. Hiện nay, việc tiếp cận được nhiều phương pháp điều trị tình trạng này trở nên dễ dàng hơn do sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nhưng việc lựa chọn phương pháp nào thực sự hiệu quả và mang lại kết quả nhanh chóng là một vấn đề khó khăn. Vậy có những phương pháp nào để điều trị rạn da? Những phương pháp này có thực sự hiệu quả? Trong bài viết này, hãy cùng MedFit tìm hiểu rõ hơn về tình trạng rạn da và những phương pháp điều trị vấn đề này nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Giới thiệu về tình trạng rạn da

    Rạn da là gì?

    Rạn da là một dạng sẹo xuất hiện trên bề mặt da, hình thành khi da bị giãn nhanh làm đứt gãy các cấu trúc nâng đỡ của da là collagen và elastin. Rạn da thường gặp ở một số vị trí như bụng, đùi, mông, ngực, cánh tay và một số vị trí khác trên cơ thể.

    Tình trạng rạn da có hai loại:

    • Rạn da đỏ: vết rạn khi mới hình thành thường có màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm nên còn được gọi là rạn da đỏ, khi sờ có thể cảm thấy hơi gồ và đôi khi gây ngứa nhẹ.
    • Rạn da trắng: theo thời gian, vết rạn sẽ nhạt màu dần và hơi lõm xuống, hay còn gọi là rạn da trắng.
    vết rạn da đỏ
    Vết rạn da đỏ (hình minh họa)
    vết rạn da trắng
    Vết rạn da trắng (hình minh họa)

    Rạn da và nứt da dạng đường có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau nên có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm. Nứt da dạng đường là một bệnh lý khá hiếm gặp, lành tính, liên quan đến sự lắng đọng bất thường hoặc gia tăng số lượng sợi elastin trong lớp bì. Biểu hiện lâm sàng là các đường hoặc dải đối xứng, hơi ngả vàng, nổi gồ lên, xếp theo chiều ngang, thường phân bố ở phần giữa và dưới lưng, hiếm khi xuất hiện ở mặt, cổ, đùi hoặc chân. Các vết nứt khi mới xuất hiện cũng thường hơi đỏ, sau đó sẽ nhạt dần. Ngược lại, vết rạn thường có xu hướng teo lại, lõm xuống, phân bố chủ yếu ở bụng, đùi, cánh tay và vú.

    nứt da dạng đường (hình minh họa)
    Nứt da dạng đường (hình minh họa)

    Những đối tượng có thể gặp phải tình trạng rạn da

    Nguyên nhân chính của rạn da là da bị căng giãn quá mức và nhanh chóng, do đó hay gặp ở những đối tượng sau:

    • Phụ nữ mang thai (43-88%): trong 3 tháng cuối thai kỳ, da vùng ngực và bụng tăng nhanh về kích thước khiến các sợi collagen và elastin bị kéo dãn quá mức dẫn đến đứt gãy. Các hormone liên quan đến thai kỳ cũng có thể góp phần làm suy yếu cấu trúc da và gây ra rạn.
    • Độ tuổi dậy thì (6-86%): vết rạn thường xuất hiện ở vùng đùi, mông và ngực. Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng ở tuổi dậy thì khiến cho chiều cao và cân nặng tăng đột ngột trong thời gian ngắn dẫn đến tính trạng da bị kéo dãn quá mức.
    • Người béo phì (43%): sự tăng cân nhanh chóng và quá mức khiến da bị căng giãn và gây ra vết rạn.
    • Vận động với cường độ cao quá mức: việc tập thể hình giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn nhưng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Nguyên nhân là mất kiểm soát sự gia tăng khối lượng cơ bắp, vùng vai và ngực sẽ phát triển nhanh về kích thước và dần xuất hiện vết nứt hằn trên da.
    • Sử dụng corticoid trong thời gian dài: cả corticoid dạng bôi và uống đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất collagen của cơ thể, dẫn đến da bị mỏng, vết thương khó lành, dễ bị bầm tím và rạn da. Tùy vào cơ địa mỗi người cũng như thời gian sử dụng mà vết rạn có thể nhiều hay ít và có thể xuất hiện ở các vị trí như thắt lưng, hông, đùi, bụng, ngực…
    • Một số bệnh lý khác: rạn da cũng thường xuất hiện ở những người mắc hội chứng Cushing, hội chứng Marfan, hội chứng Ehler-Danlos.
    Banner cam kết giảm 25cm vòng eo
    Banner cam kết giảm 25 cm vòng eo MedFit

    Các phương pháp điều trị rạn da

    Điều trị rạn da đang là một thách thức đáng kể đối với các chuyên gia y tế. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, tuy nhiên không có liệu pháp đơn lẻ nào có thể loại bỏ hoàn toàn những tổn thương này. Các phương pháp điều trị tình trạng rạn da bao gồm:

    Sản phẩm thoa trên da

    Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị rạn da. Hiện nay, số lượng các hoạt chất đã được nghiên cứu và được đánh giá là có giá trị trong điều trị rạn da vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm được dùng để cải thiện rạn da bao gồm tretinoin, trofolastin, acid hyaluronic, bơ ca cao, dầu olive, gel silicone và asiaticoside.

    Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thoa ngoài da đang được bán trên thị trường để điều trị và phòng ngừa rạn da, tuy nhiên, những bằng chứng và nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các sản phẩm này còn hạn chế.

    • Tretinoin: tretinoin là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng tăng sinh collagen thông qua kích thích nguyên bào sợi. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và phần lớn cho thấy rằng tretinoin ở nồng độ 0,05-0,1% giúp cải thiện đáng kể đối với các vết rạn mới hình thành, trong khi đó nồng độ 0,025% không có hiệu quả.
    • Acid hyaluronic: acid hyaluronic cũng được cho là làm tăng sản xuất collagen thông qua kích thích nguyên bào sợi. Một số nghiên cứu ghi nhận thoa sản phẩm có chứa acid hyaluronic lên vết rạn có thể khiến chúng mờ hơn.
    • Asiaticoside: asiaticoside là hoạt chất chính được chiết xuất từ cây rau má (Centella asiatica). Asiaticoside kích thích nguyên bào sợi và làm tăng sinh collagen. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất này giúp giảm sự phát triển và làm mờ vết rạn da, đồng thời chưa ghi nhận tác dụng phụ nào khi sử dụng hoạt chất này để cải thiện rạn da.
    một số sản phẩm thoa trên da được dùng để cải thiện rạn da
    Một số sản phẩm thoa trên da được dùng để cải thiện rạn da

    Lột da bằng hóa chất

    Đây là một quy trình tái tạo bề mặt da sử dụng các chất bào mòn như acid glycolic, acid salicylic hoặc acid trichloroacetic thoa lên da, kích hoạt phản ứng viêm từ đó giúp tăng sinh collagen. Một thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận có sự cải thiện tình trạng rạn sau khi lột da bằng hóa chất, nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn khi được kết hợp với các phương pháp khác. Tần suất thực hiện phụ thuộc vào tình trạng của vết rạn và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể lặp lại mỗi tháng cho đến khi vết rạn mờ đi.

    lột da bằng hóa chất (hình minh họa)
    Lột da bằng hóa chất (hình minh họa)

    Lăn kim vi điểm

    Lăn kim vi điểm là phương pháp dùng những đầu kim nhỏ tạo ra những vết thương nhỏ trên da, kích hoạt quá trình chữa lành vết thương từ đó giúp kích thích tăng sinh collagen và elastin. Thông thường phải mất 3-6 lần điều trị trong vài tháng để có sự cải thiện rõ rệt. Một số tác dụng phụ có thể gặp là kích ứng, sưng tấy và bong tróc da.

    lăn kim vi điểm (hình minh họa)
    Lăn kim vi điểm (hình minh họa)

    Mài da vi điểm

    Mài da vi điểm là phương pháp mài mòn da bằng nhôm oxyde tạo những tổn thương cơ học, từ đó kích thích sản xuất collagen. Theo một đánh giá vào năm 2017, phương pháp này được cho là có hiệu quả trong việc cải thiện các vết rạn da mới hình thành. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng mài da vi điểm sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.

    mài da vi điểm (hình minh họa)
    Mài da vi điểm (hình minh họa)

    RF vi điểm

    RF vi điểm là phương pháp sử dụng các đầu kim đưa năng lượng sóng RF đi sâu vào lớp hạ bì dưới da. Nhờ đó, các sợi collagen chùng nhão hoặc bị đứt gãy sẽ lập tức co rút lại, đồng thời kích thích tăng sinh các sợi collagen mới. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng RF vi điểm kết hợp các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu hoặc laser CO2 fractional giúp cải thiện đáng kể các vết rạn trắng. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ban đỏ và phù nề nhẹ.

    rf vi điểm (hình minh họa)
    RF vi điểm (hình minh họa)
    hiệu quả cải thiện rạn da của rf vi điểm
    Hiệu quả cải thiện rạn da của RF vi điểm
    hiệu quả cải thiện rạn da của rf vi điểm kết hợp laser
    Hiệu quả cải thiện rạn da của RF vi điểm kết hợp laser

    Liệu pháp laser

    Liệu pháp laser là một bước đột phá trong việc tiếp cận và điều trị các vết rạn da, đặc biệt là vết rạn đỏ. Nguyên lý cơ bản của các liệu pháp này là sử dụng công nghệ ánh sáng tạo ra các tổn thương nhiệt ở lớp hạ bì nhằm kích thích tăng sinh collagen và elastin. Ngoài việc hình thành collagen mới, liệu pháp này cũng giúp làm mờ các vết rạn mới thành hình và cải thiện sắc tố ở các vết rạn cũ. Các loại laser thường được sử dụng là laser CO2 fractional, laser PDL 585nm, laser Er:YAG, laser Er:glass, laser Nd:YAG 1064nm… Một số nghiên cứu cho thấy laser Er:glass và laser CO2 fractional có tác dụng tốt trong điều trị rạn da trắng, laser Nd:YAG 1064nm tác dụng tốt trên cả hai loại rạn da. Ngoài ra, laser IPL 585nm cũng có tác dụng tốt trên cả hai loại rạn da, đặc biệt là vết rạn đỏ.

    laser co2 fractional cải thiện rạn da (hình minh họa)
    Laser CO2 fractional cải thiện rạn da (hình minh họa)
    hiệu quả cải thiện rạn da của laser
    Hiệu quả cải thiện rạn da của laser

    Huyết tương giàu tiểu cầu

    Đây là dung dịch huyết tương đậm đặc chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và nhiều protein khác nhau, được tiêm vào trong da và hoạt động bằng cách kích thích tổng hợp collagen mới làm tăng độ đàn hồi của da. Huyết tương giàu tiểu cầu có thể được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với các phương pháp khác để tạo ra tác dụng hiệp đồng. Tần suất sử dụng phụ thuộc vào tình trạng của vết rạn và đáp ứng của mỗi người, thông thường cần lặp lại tối thiểu 3 lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tuần để đạt được kết quả tối ưu.

    huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện rạn da (hình minh họa)
    Huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện rạn da (hình minh họa)
    Banner cam kết giảm 25cm vòng eo
    Banner cam kết giảm 25 cm vòng eo MedFit
    Nhận ngay voucher Giảm 50% cho tất cả Công nghệ tăng cơ giảm mỡ tại MedFit
    Voucher công nghệ tăng cơ giảm mỡ MedFit

      * Voucher chỉ áp dụng cho buổi liệu trình lẻ đầu tiên của khách hàng tại phòng khám MedFit

      Hiệu quả của việc điều trị rạn da

      Rạn da là một loại sẹo, cũng giống như những vết sẹo khác, rạn da không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngày nay, các phương pháp điều trị ngày càng tiến bộ, tuy nhiên vẫn không có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vết rạn. Việc điều trị chủ yếu giảm kích thước và làm mờ dần vết rạn, khiến chúng ít được chú ý hơn.

      Nhận ngay voucher Giảm 50% cho tất cả Công nghệ tăng cơ giảm mỡ tại MedFit
      Voucher công nghệ tăng cơ giảm mỡ MedFit

        * Voucher chỉ áp dụng cho buổi liệu trình lẻ đầu tiên của khách hàng tại phòng khám MedFit

        Cách phòng ngừa rạn da

        • Tránh việc tăng và giảm cân quá nhanh, đặc biệt là ở các nhóm có nguy cơ cao như thanh thiếu niên, vận động viên và phụ nữ mang thai.
        • Các sản phẩm dưỡng da có chiết xuất rau má hoặc acid hyaluronic có thể giúp ngăn ngừa rạn da, tuy nhiên hiệu quả ngăn ngừa rạn da của chúng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng trong các nghiên cứu.
        thăm khám với bs thục anh
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn các biện pháp điều trị rạn da

        Rạn da là một vấn đề da liễu khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tiên tiến nhưng rạn da vẫn đang là một thách thức lớn cho các chuyên gia y tế vì chưa có biện pháp có thể xóa sạch hoàn toàn các vết rạn, các phương pháp điều trị chủ yếu hướng tới việc kích thích tăng sinh collagen. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị tích cực sẽ khiến các vết rạn trở nên nhạt màu dần và giảm kích thước, do đó ít bị chú ý hơn nên có thể giúp lấy lại sự tự tin và mang lại cảm giác hài lòng.

        Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp điều trị rạn da hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhu cầu cá nhân, MedFit chính là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn không thể bỏ qua. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và điều trị bởi Bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm và tận tâm cùng với các công nghệ làm đẹp tiên tiến, mang lại hiệu quả rõ rệt và giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Oakley AM, Patel BC. “Stretch Marks“. 2023 Aug 7. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan–. PMID: 28613776
        2. Wollina U, Goldman A. “Management of stretch marks (with a focus on striae rubrae)“. J Cutan Aesthet Surg. 2017 Jul-Sep;10(3):124-129. doi: 10.4103/JCAS.JCAS_118_17. PMID: 29403182; PMCID: PMC5782435
        3. Ud-Din S, McGeorge D, Bayat A. “Topical management of striae distensae (stretch marks): prevention and therapy of striae rubrae and albae“. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2016 Feb;30(2):211-22. doi: 10.1111/jdv.13223. Epub 2015 Oct 20. PMID: 26486318; PMCID: PMC5057295
        4. Lokhande AJ, Mysore V. “Striae Distensae Treatment Review and Update“. Indian Dermatol Online J. 2019 Jul-Aug;10(4):380-395. doi: 10.4103/idoj.IDOJ_336_18. PMID: 31334056; PMCID: PMC6615396
        5. Kang S, Kim KJ, et al. “Topical tretinoin (retinoic acid) improves early stretch marks“. Arch Dermatol. 1996 May;132(5):519-26. PMID: 8624148
        6. Palaniappan V, Selvaarasan J, et al. “Linear focal elastosis“. Clinical and Experimental Dermatology, 48(3), 175-180
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.