Hormone nào ảnh hưởng đến cân nặng của bạn?

Bên cạnh chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống ít vận động, mối liên hệ giữa hormone và béo phì cũng là một vấn đề quan trọng đang được nghiên cứu. Béo phì có thể làm thay đổi sự cân bằng hormone trong cơ thể, và sự thay đổi này lại có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Một số hormone chính như insulin, leptin, hormone tăng trưởng, hormone sinh dục, cortisol, ghrelin và hormone tuyến giáp đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự tích tụ mỡ bằng cách thay đổi quá trình chuyển hóa chất béo. Hiểu rõ mối liên hệ giữa hormone và béo phì sẽ giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả và toàn diện hơn.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hormone là gì?

    Hormone là những chất được tiết ra từ các cơ quan nội tiết, đi theo máu đến các cơ quan khác và đóng vai trò quan trọng đến quá trình tăng trưởng, trao đổi chất và chức năng tình dục của cơ thể.

    Khi cơ thể gặp stress, một số hormone được tiết ra để tăng cường đốt cháy năng lượng, trong khi những hormone khác lại thúc đẩy sự tích trữ mỡ. Do đó, sự thay đổi mức độ hormone có thể dẫn đến béo phì, ngược lại, béo phì cũng làm thay đổi đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Những hormone liên quan đến béo phì

    Hormone hoạt động như các tín hiệu hóa học, truyền đạt thông tin giữa các tế bào và cơ quan để duy trì sự cân bằng và điều chỉnh các quá trình sinh học. Một số hormone, bao gồm insulin, leptin, hormone tăng trưởng, estrogen, cortisol, ghrelin và hormone tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến béo phì. Hiểu rõ về các hormone này giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn và góp phần hỗ trợ trong việc phát triển các phương pháp điều trị béo phì hiệu quả hơn.

    Insulin

    hormone insulin có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường và chất béo
    Hormone insulin có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường và chất béo

    Insulin được tiết ra từ tế bào beta của tuyến tụy, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường và chất béo. Sau bữa ăn, insulin giảm mức đường huyết bằng cách vận chuyển glucose vào các mô như cơ và gan. Đồng thời, insulin thúc đẩy tổng hợp chất béo và chuyển đến mô mỡ.

    Ở người béo phì, tình trạng đề kháng insulin thường xảy ra. Dù nồng độ insulin có thể cao gấp 3-4 lần so với người bình thường, hormone này không thể đưa glucose vào tế bào một cách hiệu quả. Kháng insulin là nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường típ 2 và các rối loạn chuyển hóa khác. Sự gia tăng insulin thúc đẩy tích tụ chất béo và sự gia tăng lượng chất béo làm tình trạng đề kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn.

    Để khắc phục tình trạng đề kháng insulin, cần hạn chế tiêu thụ carbohydrate từ tinh bột và các chất đường, đồng thời cần vận động thể lực để giảm mỡ. Đây là hai biện pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng này.

    Leptin

    hormone leptin có vai trò trong việc tạo cảm giác no và giảm sự thèm ăn
    Hormone leptin có vai trò trong việc tạo cảm giác no và giảm sự thèm ăn

    Leptin được tiết ra từ mô mỡ, được biết đến là hormone gây no do có vai trò trong việc tạo cảm giác no và giảm sự thèm ăn.

    Ở người béo phì, leptin hoạt động bất thường do sự gia tăng lượng mỡ trong cơ thể dẫn đến nồng độ leptin cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, tình trạng kháng leptin xảy ra phổ biến trong béo phì, khiến mặc dù có nồng độ leptin cao trong máu, người bệnh vẫn không cảm thấy no và không giảm được cảm giác thèm ăn. Khi giảm cân, nồng độ leptin giảm theo, dẫn đến gia tăng cảm giác đói và thèm ăn, làm cho việc duy trì cân nặng giảm trở nên khó khăn hơn.

    Mặc dù cơ chế để cải thiện tình trạng đề kháng leptin vẫn chưa được hiểu rõ, một số giải pháp được nghiên cứu là có mang lại hiệu quả bao gồm hạn chế thức ăn được chế biến sẵn, ăn nhiều rau xanh, ăn đủ protein, tập thể dục và ngủ đủ giấc.

    Hormone tăng trưởng (GH)

    hormone tăng trưởng ức chế quá trình dự trữ chất béo
    Hormone tăng trưởng ức chế quá trình dự trữ chất béo

    Hormone tăng trưởng được sản xuất tại tuyến yên, có tác động lên quá trình chuyển hóa đường, protein và mỡ. Hormone tăng trưởng ức chế quá trình dự trữ chất béo, do đó, nồng độ hormone tăng trưởng giảm có thể thúc đẩy quá trình tạo mỡ gây tăng cân.

    Ở những người người béo phì, nồng độ hormone tăng trưởng giảm có thể do tình trạng đề kháng insulin, làm tăng nồng độ acid béo tự do và giảm tiết ghrelin. Người béo phì còn có tình trạng đề kháng hormone tăng trưởng, làm giảm đáp ứng của các mô với hormone này. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện và phục hồi nếu giảm được cân nặng.

    Hormone tăng trưởng đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị béo phì. Các liệu pháp sử dụng hormone tăng trưởng có thể giúp giảm khối lượng mỡ và tăng khối lượng cơ. Tuy nhiên, sự giảm khối lượng mỡ thường ít hơn so với can thiệp lối sống. Ngoài ra, liệu pháp này có thể gây ra tác dụng phụ như phù ngoại biên, đau khớp và tăng đường huyết. Do đó, điều trị béo phì bằng hormone tăng trưởng hiện chưa được công nhận rộng rãi.

    Estrogen

    estrogen có vai trò quan trọng trong phân bố mỡ trong cơ thể
    Estrogen có vai trò quan trọng trong phân bố mỡ trong cơ thể

    Hai hormone sinh dục quan trọng nhất là estrogen và testosterone, estrogen có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh dục ở nữ và phân bố mỡ trong cơ thể, testosterone là hormone sinh dục chủ yếu ở nam có vai trò trong phát triển cơ xương và chức năng sinh sản, ngoài ra, testosterone cũng ảnh hưởng đến phân bố mỡ ở nữ.

    Nồng độ estrogen giảm thấp ở giai đoạn mãn kinh thường dẫn đến tăng cân. Estrogen làm tích tụ mỡ ở vùng dưới cơ thể và tạo thân hình trái lê ở nữ giới. Ở giai đoạn sau mãn kinh, nồng độ estrogen giảm thấp dẫn đến tăng cân và thay đổi sự phân bố mô mỡ từ vùng mông đùi sang tích tụ ở vùng bụng. Mỡ tích tụ ở vùng bụng là yếu tố nguy cơ gây các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

    Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của estrogen lên cơ thể, cần kiểm soát cân nặng, thường xuyên tập thể dục, hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt.

    Cortisol

    cortisol cao kéo dài gây tích tụ mỡ vùng bụng, tăng đề kháng insulin và kích thích cảm giác thèm ăn
    Cortisol cao kéo dài gây tích tụ mỡ vùng bụng, tăng đề kháng insulin và kích thích cảm giác thèm ăn

    Cortisol là hormone được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Cortisol đáp ứng với tình trạng stress của cơ thể do được phóng thích khi cơ thể cảm thấy căng thẳng. Ngoài ra, cortisol còn gây tăng đường huyết, có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch và tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

    Nồng độ cortisol trong máu thường cao hơn ở người béo phì do thường đối mặt với tình trạng stress liên tục làm tăng tiết cortisol.

    Tăng cortisol có thể làm tăng nguy cơ béo phì, vì mức cortisol cao kéo dài dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng, làm gia tăng đề kháng insulin và kích thích cảm giác thèm ăn. Những tác động này của cortisol góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Ngược lại, béo phì cũng làm tăng nồng độ cortisol, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khó phá vỡ.

    Béo phì có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý gây tăng cortisol trong máu kéo dài, điển hình là hội chứng Cushing. Ở những người béo phì có kiểu hình da mỏng, rậm lông và tích tụ mỡ ở vùng bụng, cần cân nhắc đến hội chứng Cushing. Để chẩn đoán chính xác các tình trạng bệnh lý, cần thực hiện một quá trình thăm khám kĩ lưỡng và các xét nghiệm bổ sung.

    Cortisol là hormone đáp ứng với stress, do đó, để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của cortisol lên cân nặng, việc quan trọng nhất là loại bỏ căng thẳng. Ngồi thiền, nghe nhạc, tập yoga và ngủ đủ giấc có thể giúp ích trong việc giảm thiểu áp lực. Ngoài ra, việc thăm khám với Bác sĩ và tầm soát các bệnh lý liên quan đến tăng cortisol quá mức để điều trị kịp thời là rất quan trọng.

    Ghrelin

    ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn và tăng cường dự trữ mỡ
    Ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn và tăng cường dự trữ mỡ

    Ghrelin là hormone được sản xuất chủ yếu ở dạ dày và một lượng nhỏ được tiết từ não, ruột non và tuỵ. Khi dạ dày trống, ghrelin gửi tín hiệu đến não để kích thích cảm giác đói và nhu cầu nạp thêm thức ăn. Ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thức ăn hơn và tăng cường dự trữ mỡ.

    Người béo phì có phản ứng nhạy cảm hơn với ghrelin, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn. Sau bữa ăn, mức ghrelin ở người béo phì giảm ít hơn người bình thường, làm giảm cảm giác no và thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn.

    Hormone tuyến giáp

    hormone tuyến giáp tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động
    Hormone tuyến giáp tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động

    Hormone tuyến giáp có vai trò tăng tiêu thụ năng lượng, tăng chuyển hóa glucid và tăng sử dụng lipid để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, vì vậy khi nồng độ hormone tuyến giáp cao trong máu có vai trò giảm trọng lượng cơ thể. Ngược lại, việc thiếu hụt hormone tuyến giáp dẫn đến tăng cân, điều này được thể hiện rõ rệt trong các bệnh lý suy giáp.

    Ở người béo phì, thường ghi nhận nồng độ hormone tuyến giáp tăng nhẹ. Sự gia tăng này có thể được coi là một cơ chế bù trừ của cơ thể nhằm tăng cường tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và tiêu hao năng lượng. Điều này giúp chống lại sự tích tụ mỡ bằng cách thúc đẩy quá trình đốt cháy calo và cải thiện sự sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp ở người béo phì không phải lúc nào cũng đủ để khôi phục cân bằng năng lượng hoàn toàn hoặc ngăn ngừa tích tụ mỡ.

    Việc giảm cân bằng cách sử dụng hormone tuyến giáp không được khuyến cáo do những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể, việc sử dụng hormone tuyến giáp có thể gây ra tình trạng cường giáp, là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến các triệu chứng như tăng nhịp tim, lo âu, mất ngủ và rung tay. Những tác dụng phụ này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Cách nhận biết tình trạng tăng cân do bệnh lý liên quan đến hormone

      Các triệu chứng gợi ý bệnh lý nội tiết: biểu hiện của các bệnh lý nội tiết rất đa dạng nên cần có sự thăm khám kĩ lưỡng của Bác sĩ nội tiết. Một số triệu chứng có thể gợi ý bệnh lý nội tiết bao gồm bướu cổ, da khô và lạnh, yếu cơ gốc chi (cơ đùi), mặt tròn như mặt trăng, vết rạn ở bụng màu tím, mụn và rậm lông, vô kinh ở nữ và bất lực ở nam, bất thường về thị lực và tiết nhiều sữa.

      hình minh họa bướu cổ (bên trái) và mụn nội tiết (bên phải)
      Hình minh họa bướu cổ (bên trái) và mụn nội tiết (bên phải)

      Yếu tố nguy cơ: một số bệnh lý nội tiết có thể khó phát hiện qua các triệu chứng lâm sàng thông thường nhưng tỷ lệ mắc bệnh có thể cao hơn ở các nhóm đối tượng cụ thể. Tình trạng béo phì ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên được coi là dấu hiệu quan trọng để tiến hành tầm soát các bệnh lý nội tiết tiềm ẩn, những nhóm đối tượng này bao gồm:

      • Người có thành viên trong gia đình có người mắc bệnh nội tiết.
      • Người có u tuyến yên hoặc u vùng hạ đồi.
      • Người sử dụng nhiều thuốc không rõ nguồn gốc.
      • Người có lối sống tĩnh tại, ít vận động.
      tình trạng u tuyến yên (hình minh họa)
      Tình trạng u tuyến yên (hình minh họa)
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Những nguy hiểm tiềm tàng nếu không điều trị kịp thời

        Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tăng cân do nội tiết có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm:

        • Đái tháo đường típ 2: tình trạng béo phì do nội tiết làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc đái tháo đường. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng như tổn thương thần kinh, bệnh về tim mạch, thận và mắt.
        béo phì do nội tiết làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc đái tháo đường
        Béo phì do nội tiết làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc đái tháo đường
        • Bệnh lý tim mạch: sự phối hợp giữa béo phì và mất cân bằng hormone làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim và các biến chứng tim mạch khác.
        béo phì và mất cân bằng hormone làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch
        Béo phì và mất cân bằng hormone làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch
        • Tăng mỡ máu: béo phì do nội tiết thường đi kèm với tình trạng tăng cholesterol máu, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL cholesterol).
        béo phì do nội tiết thường đi kèm với tình trạng tăng cholesterol máu
        Béo phì do nội tiết thường đi kèm với tình trạng tăng cholesterol máu
        • Vô sinh: ở phụ nữ, béo phì do nội tiết có thể gây mất cân bằng giữa các hormone sinh dục, dẫn đến vô sinh hoặc tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai.
        • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: sự tích tụ mỡ ở vùng cổ có thể gây tới tình trạng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày, rối loạn nhận thức và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
        thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị béo phì do nội tiết
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị béo phì do nội tiết
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nữ)
        Ca lâm sàng giảm cân tại MedFit

        Mối liên hệ giữa hormone và cân nặng rất phức tạp, sự ảnh hưởng của các hormone có thể làm cho việc giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh các phương pháp giảm cân thông thường, việc xác định và điều trị các bệnh lý nội tiết có thể gây tăng cân cũng đóng vai trò quan trọng.

        Tại MedFit, chúng tôi cung cấp các liệu trình giảm cân hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với sự thăm khám và điều trị từ đội ngũ Bác sĩ Nội tiết và chuyên gia dinh dưỡng. Chúng tôi không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn hỗ trợ bạn loại trừ các bệnh lý nội tiết tiềm ẩn, qua đó duy trì sức khỏe tổng thể.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Kris Gunnars. “Leptin and Leptin Resistance: Everything You Need to Know“. Healthline
        2. Álvarez-Castro P, Sangiao-Alvarellos S, et al. “Función endocrina en la obesidad [Endocrine function in obesity]“. Endocrinol Nutr. 2011 Oct;58(8):422-32. Spanish. doi: 10.1016/j.endonu.2011.05.015. Epub 2011 Aug 6. PMID: 21824829
        3. Jillian Kubala. “How Hormones Influence Your Weight: All You Need to Know“. Healthline
        4. Ananya Mandal. “Obesity and Hormones“. News Medical Life Sciences
        5. Cheung CK, Wu JC. “Role of ghrelin in the pathophysiology of gastrointestinal disease“. Gut Liver. 2013 Sep;7(5):505-12. doi: 10.5009/gnl.2013.7.5.505. Epub 2013 Aug 14. PMID: 24073306; PMCID: PMC3782663
        6. Garin MC, Burns CM, et al. “Clinical review: The human experience with ghrelin administration“. J Clin Endocrinol Metab. 2013 May;98(5):1826-37. doi: 10.1210/jc.2012-4247. Epub 2013 Mar 26. PMID: 23533240; PMCID: PMC3644599
        7. Pradhan G, Samson SL, Sun Y. “Ghrelin: much more than a hunger hormone“. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2013 Nov;16(6):619-24. doi: 10.1097/MCO.0b013e328365b9be. PMID: 24100676; PMCID: PMC4049314
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.