Tất cả những gì cần biết về béo phì do hội chứng buồng trứng đa nang

Khoảng 7-13% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có tỷ lệ béo phì cao hơn. Bài viết này sẽ phân tích mối liên hệ giữa hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì dựa trên các nghiên cứu hiện có nhằm làm rõ ảnh hưởng của hội chứng này đối với trọng lượng cơ thể và sức khỏe tổng thể.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

    hội chứng buồng trứng đa nang (hình minh họa)
    Hội chứng buồng trứng đa nang (hình minh họa)

    Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome – PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc trưng bởi sự mất cân bằng hormone. PCOS thường bắt đầu từ tuổi dậy thì và có thể kéo dài suốt cuộc đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và chuyển hóa của phụ nữ.

    PCOS được đặc trưng bởi ba yếu tố chính là kinh nguyệt không đều, nồng độ androgen (hormone nam) cao và hình ảnh buồng trứng đa nang. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ rậm lông, mụn trứng cá, tăng cân đến vô sinh. PCOS không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và trầm cảm.

    hội chứng buồng trứng đa nang có liên quan đến bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và trầm cảm
    Hội chứng buồng trứng đa nang có liên quan đến bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và trầm cảm
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang

    Triệu chứng của PCOS rất đa dạng và có thể khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

    • Kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều, không đều hoặc không có kinh nguyệt. Nguyên nhân là do quá trình rụng trứng không đều hoặc không xảy ra.
    • Rậm lông: lông mọc nhiều ở mặt, ngực, bụng và các vùng khác trên cơ thể do mức androgen cao.
    • Mụn trứng cá: mức androgen cao có thể làm tăng tiết dầu và gây ra mụn trứng cá, thường xuất hiện ở mặt, lưng và ngực.
    • Tăng cân: nhiều phụ nữ mắc PCOS có xu hướng tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng.
    • Hói đầu: tóc rụng nhiều hoặc hói đầu hình chữ M do mức androgen cao.
    • Vô sinh: PCOS là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh do rối loạn quá trình rụng trứng.
    • Da nhờn: mức androgen cao cũng làm tăng tiết dầu, khiến da trở nên nhờn.
    • Sạm da: một số vùng da có thể trở nên sẫm màu, đặc biệt là ở các nếp gấp da như cổ, nách và bẹn.
    • Dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa: bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol cao và mức đường huyết cao.
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang

      Nguyên nhân chính xác của PCOS vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này:

      • Yếu tố di truyền: PCOS có xu hướng di truyền trong gia đình, gợi ý rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội chứng này.
      • Kháng insulin: kháng insulin là một trong những yếu tố chính liên quan đến PCOS. Insulin là hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Kháng insulin dẫn đến tăng sản xuất insulin, gây ra mức androgen cao và rối loạn rụng trứng. Tình trạng kháng insulin cũng có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố phổ biến liên quan đến PCOS.
      • Mất cân bằng hormone: PCOS thường liên quan đến tăng nồng độ của androgen và giảm nồng độ của hormone nữ như estrogen và progesterone. Sự mất cân bằng hormone này có thể gây ra các triệu chứng của PCOS như kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá và rậm lông.
      • Viêm mạn tính: một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc PCOS thường có tình trạng viêm mạn tính cao hơn. Viêm mạn tính có thể kích thích buồng trứng sản xuất androgen, góp phần vào sự phát triển của PCOS.
      • Yếu tố môi trường và lối sống: chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động và stress cũng có thể góp phần vào sự phát triển của PCOS. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin, cả hai đều liên quan đến PCOS.
      chế độ sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin, có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang
      Chế độ sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin, có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang

      Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang

      PCOS được chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của ít nhất hai trong ba yếu tố sau:

      • Cường androgen: các dấu hiệu bao gồm lông mặt hoặc lông cơ thể không mong muốn, rụng tóc, mụn trứng cá hoặc nồng độ testosterone trong máu tăng cao.
      tình trạng rậm lông (hình minh họa)
      Tình trạng rậm lông (hình minh họa)
      • Rối loạn rụng trứng: kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt.
      • Hình ảnh buồng trứng đa nang: được thấy trên siêu âm với nhiều nang nhỏ trên buồng trứng.
      hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang
      Hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang

      Các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để xác định những thay đổi về nồng độ hormone, đồng thời, Bác sĩ có thể xem xét tiền sử gia đình, triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm để đưa ra chẩn đoán chính xác, vì xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ tình trạng bệnh.

      Mối liên quan giữa hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì

      Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa PCOS và béo phì. Béo phì không chỉ là một yếu tố nguy cơ cho PCOS mà còn có thể làm nặng thêm các triệu chứng của PCOS. Dưới đây là một số cơ chế trung gian mà béo phì ảnh hưởng lên PCOS và ngược lại:

      • Kháng insulin: tình trạng này khiến cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, làm tăng sản xuất insulin để giảm lượng đường trong máu. Insulin cao có thể kích thích buồng trứng sản sinh androgen, dẫn đến các triệu chứng của PCOS như mụn trứng cá và rậm lông.
      tình trạng mụn trứng cá (hình minh họa)
      Tình trạng mụn trứng cá (hình minh họa)
      • Rối loạn chuyển hóa: béo phì có thể gây ra các vấn đề về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường típ 2, cao huyết áp và bệnh tim mạch. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ cao mắc các bệnh lý này do rối loạn hormone và tình trạng kháng insulin.
      phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao tăng huyết áp
      Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao tăng huyết áp
      • Tăng mỡ bụng: phụ nữ mắc PCOS thường có xu hướng tăng cân ở vùng bụng, nơi mỡ nội tạng dễ tích tụ. Mỡ nội tạng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh lý tim mạch và rối loạn chuyển hóa.
      phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có xu hướng tích tụ mỡ ở bụng
      Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có xu hướng tích tụ mỡ ở bụng
      • Rối loạn tâm lý: PCOS có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và tự ti về ngoại hình. Những vấn đề này có thể làm cho người mắc PCOS khó kiểm soát cân nặng và khó thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống để giảm cân.
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Tầm soát và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ béo phì

      Đối với phụ nữ mắc PCOS, việc tầm soát thừa cân và béo phì là rất cần thiết. Các biện pháp tầm soát bao gồm tính toán chỉ số BMI và đo chu vi vòng eo. Những phụ nữ mắc PCOS nên có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì và rối loạn chuyển hóa.

      Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc quản lý PCOS. Dưới đây là một số nguyên tắc về chế độ ăn uống dành cho phụ nữ mắc PCOS:

      • Giảm carbohydrate: giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát cân nặng. Nên ưu tiên các loại carbohydrate có chỉ số GI thấp như ngũ cốc nguyên hạt, rau, quả và đậu.
      • Tăng protein: ăn đủ lượng protein giúp tạo cảm giác no lâu hơn và duy trì khối lượng cơ trong quá trình giảm cân. Những nguồn protein tốt bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, đạm whey và đậu.
      • Tiêu thụ chất béo lành mạnh: chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh và các loại hạt khác.
      • Chất xơ: ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và tạo cảm giác no. Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu Hà Lan, táo, trái cây họ cam quýt, cà rốt và lúa mạch.
      • Tránh thực phẩm chế biến sẵn: thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh. Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này để kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.
      thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên ăn (bên phải)
      Thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên ăn (bên phải)

      Vận động thể lực đều đặn là một phần quan trọng trong việc quản lý PCOS và kiểm soát cân nặng. Dưới đây là một số nguyên tắc tập luyện dành cho phụ nữ mắc PCOS:

      • Cardio: các bài tập cardio như chạy bộ, đi bộ, đạp xe và bơi lội giúp đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe tim mạch.
      • Tập tạ: tập tạ giúp xây dựng khối cơ và tăng cường quá trình chuyển hóa. Nên tập trung vào các bài tập tập trung vào các nhóm cơ lớn như chân, mông, lưng và ngực.
      • Yoga và pilates: các bài tập yoga và pilates giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng và cân bằng hormone.
      • Tần suất tập luyện: nên tập luyện ít nhất 150 phút/tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút/tuần với cường độ cao, kết hợp với các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất 2 lần/tuần.
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Hướng dẫn cách quản lý hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì

        Quản lý PCOS và béo phì đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện và sử dụng thuốc khi cần thiết. Dưới đây là một số hướng dẫn để quản lý PCOS và béo phì hiệu quả:

        Thay đổi lối sống

        • Ngủ đủ giấc: đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát cân nặng.
        • Giảm căng thẳng: tìm cách giảm căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn như ngồi thiền, yoga, đọc sách hoặc đi dạo.
        • Hỗ trợ tâm lý: đối phó với các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu thông qua tư vấn tâm lý hoặc các nhóm hỗ trợ.

        Sử dụng thuốc

        • Metformin: metformin là thuốc thường được sử dụng để điều trị đái tháo đường típ 2, có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở phụ nữ mắc PCOS.
        • Thuốc chống androgen: các thuốc chống androgen như spironolactone có thể giúp giảm triệu chứng rậm lông và mụn trứng cá.
        • Thuốc kích thích rụng trứng: clomiphene citrate và letrozole là các thuốc thường được sử dụng để kích thích rụng trứng ở phụ nữ mắc PCOS muốn mang thai.
        một số thuốc được sử dụng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
        Một số thuốc được sử dụng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

        Phẫu thuật

        Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được xem xét để điều trị PCOS, đặc biệt là khi các phương pháp khác không hiệu quả. Phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng đa nang là một phương pháp phẫu thuật được sử dụng để phá hủy một phần nhỏ của buồng trứng nhằm giảm mức androgen và cải thiện rụng trứng.

        phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng đa nang (hình minh họa)
        Phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng đa nang (hình minh họa)
        thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị béo phì do hội chứng buồng trứng đa nang
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị béo phì do PCOS
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nữ)
        Ca lâm sàng giảm cân tại MedFit

        Mối liên hệ giữa hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường và tim mạch. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng này, việc thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập là vô cùng cần thiết.

        Tại MedFit, bạn sẽ được hỗ trợ xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, giúp kiểm soát cân nặng và giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang một cách an toàn và khoa học. Hãy đến với MedFit để bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện của bạn.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Polycystic ovary syndrome“. World Health Organization
        2. Kiconco S, Earnest A, et al. “Normative cut-offs for polycystic ovary syndrome diagnostic features in adolescents using cluster analysis“. Eur J Endocrinol. 2023 Jun 7;188(6):494-502. doi: 10.1093/ejendo/lvad055. PMID: 37243570
        3. Legro RS, Arslanian SA, et al. “Diagnosis and treatment of polycystic ovary syndrome: an Endocrine Society clinical practice guideline“. J Clin Endocrinol Metab. 2013 Dec;98(12):4565-92. doi: 10.1210/jc.2013-2350. Epub 2013 Oct 22. Erratum in: J Clin Endocrinol Metab. 2021 May 13;106(6):e2462. doi: 10.1210/clinem/dgab248. PMID: 24151290; PMCID: PMC5399492
        4. Mumusoglu S, Yildiz BO (2020). “Polycystic ovary syndrome phenotypes and prevalence: differential impact of diagnostic criteria and clinical versus unselected population“. Current Opinion in Endocrine and Metabolic Research, 12, 66-71
        5. Yildiz BO, Knochenhauer ES, Azziz R. “Impact of obesity on the risk for polycystic ovary syndrome“. J Clin Endocrinol Metab. 2008 Jan;93(1):162-8. doi: 10.1210/jc.2007-1834. Epub 2007 Oct 9. PMID: 17925334; PMCID: PMC2190739
        6. Barber TM. “Why are women with polycystic ovary syndrome obese?“. Br Med Bull. 2022 Sep 22;143(1):4-15. doi: 10.1093/bmb/ldac007. PMID: 35284917; PMCID: PMC9494255
        7. Barber TM, Hanson P, et al. “Obesity and Polycystic Ovary Syndrome: Implications for Pathogenesis and Novel Management Strategies“. Clin Med Insights Reprod Health. 2019 Sep 9;13:1179558119874042. doi: 10.1177/1179558119874042. PMID: 31523137; PMCID: PMC6734597
        8. Deeks AA, Gibson-Helm ME, et al. “Is having polycystic ovary syndrome a predictor of poor psychological function including anxiety and depression?“. Hum Reprod. 2011 Jun;26(6):1399-407. doi: 10.1093/humrep/der071. Epub 2011 Mar 23. PMID: 21436137
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.