Thực phẩm chế biến sẵn bên ngoài hiện đang trở thành một phần cần thiết và thường xuyên được tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày, do tính chất công việc ngày nay đã ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống của mọi người và sự bận rộn khiến họ phải lựa chọn thức ăn nhanh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại có hàm lượng muối, mức độ chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa cao, có khả năng gây béo phì. Trong bài viết này, MedFit sẽ khám phá nguyên nhân và đề xuất giải pháp để giảm thiểu nguy cơ béo phì khi sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn.
Định nghĩa
Thức ăn nhanh là gì?
Thức ăn nhanh là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ và phục vụ cho người ăn một cách nhanh chóng. Thông thường, các món ăn này được chế biến với các thành phần đã được nấu từ trước và phục vụ khách hàng theo hình thức gói mang đi.
Các món ăn nhanh đa dạng bao gồm pizza, gà rán, hamburger và bánh sandwich. Thức ăn nhanh phổ biến nhất là khoai tây chiên chiếm 71%, chocolate chiếm 14%, bánh nướng chiếm 13%, nước ngọt chiếm 7% và đồ uống có đường chiếm 5%.
Béo phì là gì?
Thuật ngữ “béo phì” chỉ tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, việc đo trực tiếp lượng mỡ cơ thể không phải lúc nào cũng thực tế và khả thi. Do đó, béo phì thường được đánh giá thông qua chỉ số BMI, là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao.
Chỉ số BMI cung cấp ước lượng hợp lý về mức độ mỡ cơ thể, đủ chính xác để sử dụng trong các mục đích lâm sàng. BMI là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi để đánh giá thừa cân và béo phì, áp dụng cho trẻ em từ hai tuổi trở lên. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m²). Phân loại BMI dành cho người châu Á được trình bày trong bảng dưới đây:
Chỉ số BMI | Tình trạng |
< 18,5 | Thiếu cân |
18,5-22,9 | Bình thường |
23-24,9 | Thừa cân |
25-29,9 | Béo phì độ I |
30-34,9 | Béo phì độ II |
≥ 35 | Béo phì độ III |
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng thừa cân. Sự chuyển đổi từ việc ăn các thực phẩm tự chế biến lành mạnh sang tiêu thụ thức ăn nhanh tiện lợi, có thời gian bảo quản lâu hơn cùng với lối sống ít vận động, đã góp phần làm gia tăng béo phì và các biến chứng sức khỏe liên quan.
Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh hiện nay
Ngành công nghiệp thức ăn nhanh hiện đang phát triển mạnh mẽ, với hơn 200.000 nhà hàng và doanh thu đạt 120 tỷ USD tại Mỹ. Các chuỗi quốc tế như McDonald’s và Yum! Brands thu về lần lượt 65% và 50% doanh thu từ thị trường nước ngoài, cho thấy nhu cầu toàn cầu về thức ăn nhanh đang gia tăng mạnh mẽ.
Tại Mỹ, khoảng 33% trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ thức ăn nhanh hàng ngày với mức tiêu thụ tăng theo độ tuổi. Khoảng 75% người từ 11-18 tuổi ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh ít nhất một lần mỗi tuần. Ở Đông Nam Á, khoảng 70,8% người trong độ tuổi 18-21 tiêu thụ thức ăn nhanh hàng tuần.
* Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit
Vì sao thức ăn nhanh gây béo phì?
Theo Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ, thức ăn nhanh có thể được xếp vào loại thực phẩm không lành mạnh bởi vì các loại thực phẩm này có hàm lượng muối, đường và năng lượng cao nhưng lại chứa rất ít hoặc không có protein, vitamin và khoáng chất. Điều này có nghĩa là sử dụng thức ăn nhanh tương đương với việc bắt cơ thể hấp thụ một lượng lớn calo, từ đó dẫn đến tăng cân và cuối cùng là béo phì.
Việc tiêu thụ quá nhiều calo so với nhu cầu cần thiết có thể dẫn đến tích tụ mỡ. Theo ước tính, ăn thức ăn nhanh thường xuyên dẫn đến việc tăng 0,72kg trong 3 năm và 4,5kg trong 15 năm so với mức tăng cân trung bình.
Thức ăn nhanh thường chứa lượng protein thấp, điều này có thể làm giảm khả năng cảm nhận no và giảm duy trì cảm giác no lâu dài, dẫn đến việc tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn. Hơn nữa, thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng cao chất béo chuyển hóa, có thể làm tăng mức LDL (cholesterol xấu), giảm mức HDL (cholesterol tốt) và làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, đái tháo đường típ 2 cùng với các bệnh tim mạch và chuyển hóa khác.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thức ăn nhanh có thể gây béo phì:
- Nghiên cứu ở Mỹ đã cho rằng việc trẻ em tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên có tác động tiêu cực, làm tăng nguy cơ béo phì.
- Nghiên cứu ở Bắc Kinh đã kết luận hơn 24.000 trẻ em từ 2-18 tuổi, ăn thức ăn nhanh với tần suất từ 3 lần/tuần trở lên có nguy cơ thừa cân và béo phì cao gấp 1,5 lần so với trẻ em ăn thức ăn nhanh dưới 1 lần/tuần.
- Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sinh viên ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh 2-3 lần/tháng có nguy cơ thừa cân cao hơn so với nhóm sinh viên ăn ít hơn 1 lần/tháng.
- Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng việc tiêu thụ thức ăn nhanh từ 2 lần/tuần trở lên có tỷ lệ béo bụng trung bình tăng 31% ở nam giới và 25% ở nữ giới.
Vì sao thức ăn nhanh được ưa chuộng?
Dù nhiều người nhận thức rõ các tác hại của thức ăn nhanh, mức tiêu thụ loại thực phẩm này vẫn tiếp tục gia tăng vì một số lý do sau:
- Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: thức ăn nhanh không cần tốn quá nhiều thời gian chế biến và rất tiện lợi cho việc mang đi, phù hợp với lối sống bận rộn của thế hệ trẻ hiện đại. Người tiêu dùng có thể nhanh chóng mua sắm mà không cần dành nhiều thời gian để chuẩn bị và nấu nướng.
- Hương vị và sự hấp dẫn: thức ăn nhanh thường được chế biến để có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và mùi thơm lôi cuốn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
- Sự đa dạng và tính sẵn có: các cửa hàng thức ăn nhanh, quầy hàng ăn và xe đẩy thức ăn di động hiện diện ở khắp mọi nơi, từ trung tâm thương mại đến các góc phố nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc tìm kiếm và lựa chọn món ăn nhanh chóng.
- Chi phí: thức ăn nhanh thường có giá cả phải chăng hơn so với việc ăn tại nhà hàng hoặc tự nấu ăn tại nhà. Các chiến lược ưu đãi, khuyến mãi và phần thưởng từ các chuỗi thức ăn nhanh giúp tiết kiệm chi phí, làm cho thức ăn nhanh trở thành một lựa chọn hấp dẫn về mặt kinh tế cho những người muốn có bữa ăn ngon mà không tiêu tốn quá nhiều tiền.
Những yếu tố này kết hợp lại đã giải thích vì sao việc tiêu thụ thức ăn nhanh ngày càng phổ biến mặc dù người tiêu dùng có nhận thức rõ về các tác hại sức khỏe liên quan khi sử dụng các loại thực phẩm này.
* Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit
Giải pháp khắc phục các vấn đề sức khỏe khi sử dụng thức ăn nhanh
Theo khuyến cáo, thay vì lựa chọn thức ăn nhanh, mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ, nên ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Thay đổi phương pháp chế biến và nấu ăn tại nhà bằng nguyên liệu tươi ngon giúp kiểm soát chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Nếu việc tiêu thụ thức ăn nhanh không thể tránh khỏi, có thể cải thiện chất lượng bữa ăn bằng các cách sau:
- Lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật và ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và tránh các món ăn chứa nhiều mỡ động vật như da gà và mỡ heo. Không dùng các món đã qua chiên rán nhiều lần, bánh ngọt và đồ hộp, vì chúng là nguồn chính cung cấp chất béo chuyển hóa, có hại cho sức khỏe.
- Bổ sung rau sống hoặc salad để cung cấp chất xơ và kiểm soát phần ăn, giúp tránh tiêu thụ quá nhiều calo.
- Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát cân nặng.
Từ góc độ y tế công cộng, việc triển khai các chương trình và chiến dịch giáo dục sức khỏe là cần thiết để hướng dẫn cộng đồng về cách ăn uống lành mạnh.
Dù tiện lợi và phổ biến, thức ăn nhanh với hàm lượng chất béo, muối và calo cao là một yếu tố nguy cơ gây béo phì và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng cùng với chế độ vận động hợp lý là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe.
Để có được sự hỗ trợ và hướng dẫn khoa học về chế độ ăn uống, giảm cân hiệu quả, hãy đến MedFit – nơi bạn sẽ được tư vấn về các giải pháp dinh dưỡng và luyện tập phù hợp. Hãy đặt lịch hẹn tại MedFit để bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn ngay hôm nay.
Tài liệu tham khảo
- Skelton JA, Klish WJ (2023). “Definition, epidemiology, and etiology of obesity in children and adolescents“
- “Reducing consumption of sugar-sweetened beverages to reduce the risk of childhood overweight and obesity“. World Health Organization
- Hossain Mohammad Monir, Islam Md Z (2020). “Fast Food Consumption and its Impact on Health“
Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.