Tại sao béo phì có thể làm tăng nguy cơ vô sinh?

Sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng vô sinh và béo phì đang đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Các nghiên cứu ngày càng chứng minh rằng béo phì không chỉ là yếu tố nguy cơ dẫn đến vô sinh mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị vô sinh. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ mối liên hệ giữa béo phì và vô sinh, đồng thời phân tích các cơ chế mà béo phì gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Định nghĩa

    Vô sinh là gì?

    Vô sinh được định nghĩa là tình trạng không thể mang thai sau ít nhất 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng phương pháp tránh thai. Vô sinh có thể xuất phát từ cả nam và nữ, hoặc từ cả hai bên, có nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này.

    Tiêu chuẩn xác định béo phì

    Chỉ số BMI thường được dùng để đánh giá mức độ thừa cânbéo phì. Chỉ số BMI thường phản ánh cân nặng của một người theo chiều cao, được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m²). Ở người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) có hai thang phân loại để xác định tình trạng béo phì dựa theo BMI là:

    • Thang phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và châu Mỹ.
    • Thang phân loại theo Hiệp hội đái tháo đường châu Á (IDI & WPRO 2000) dành cho người châu Á.
    Chỉ số BMI Thang phân loại theo WHO Thang phân loại IDI & WPRO 2000
    Bình thường 18,5-24,9 18,5-22,9
    Thừa cân 25-29,9 23-24,9
    Béo phì độ I 30-34,9 25-29,9
    Béo phì độ II 35-39,9 30-34,9
    Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 35

    Sự khác biệt giữa hai nhóm dân số này xuất phát từ việc người châu Á, khi so sánh cùng tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể, thường có chỉ số BMI thấp hơn từ 2-3 kg/m² so với người châu Âu hoặc châu Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc người châu Á có nguy cơ cao mắc các bệnh như đái tháo đườngtăng huyết áp ở mức BMI thấp hơn so với các nhóm dân tộc khác. Do đó, để đánh giá chính xác tình trạng béo phì ở người Việt Nam, nên áp dụng các tiêu chuẩn của IDI & WPRO do phù hợp hơn với đặc điểm sinh lý và nguy cơ sức khỏe của người châu Á.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Thực trạng vô sinh và béo phì hiện nay

    Thực trạng vô sinh trên thế giới và Việt Nam

    Theo WHO, vô sinh là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người, với tác động sâu rộng không chỉ đến các cá nhân mà còn đến gia đình và cộng đồng. Theo ước tính, mỗi 6 người trưởng thành trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới thì có khoảng 1 người gặp phải tình trạng vô sinh.

    Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng đối mặt với vấn đề vô sinh hoặc hiếm muộn, chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi là 50% và tỷ lệ vô sinh thứ phát (sau ít nhất một lần mang thai) đang gia tăng từ 15-20% mỗi năm.

    Việc điều trị vô sinh không chỉ đòi hỏi nhiều năm nỗ lực và chi phí đáng kể nhưng kết quả không phải lúc nào cũng khả quan. Hơn nữa, tình trạng vô sinh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, thường dẫn đến trầm cảm và căng thẳng cho các cặp vợ chồng.

    vô sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý
    Vô sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý

    Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam

    Theo thống kê của WHO, trong năm 2022, trên thế giới cứ 8 người sẽ có 1 người bị béo phì, tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì là 16%. Tính từ năm 1990 đến nay, số người trưởng thành béo phì đã tăng hơn gấp đôi và trẻ vị thành niên béo phì đã tăng gấp bốn lần trên toàn thế giới.

    Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân và béo phì chiếm khoảng 25% dân số.

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Mối liên quan giữa vô sinh và béo phì

      Vô sinh là một tình trạng phức tạp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau và đã được nghiên cứu sâu rộng để xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp cho các cặp vợ chồng.

      Ở nam giới, vô sinh thường liên quan đến các vấn đề như rối loạn chức năng phóng tinh, sự giảm hoặc không có tinh trùng cũng như các bất thường về hình dạng hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng.

      sự bất thường về tinh trùng (hình minh họa)
      Sự bất thường về tinh trùng (hình minh họa)

      Đối với nữ giới, nguyên nhân chính của vô sinh bao gồm các vấn đề liên quan đến buồng trứng, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các rối loạn nang buồng trứng khác. Vô sinh cũng có thể do các bất thường ở tử cung, như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc rối loạn hệ nội tiết như ung thư tuyến yên hoặc suy tuyến yên.

      bệnh lý u xơ tử cung (hình minh họa)
      Bệnh lý u xơ tử cung (hình minh họa)

      Ngoài các nguyên nhân y tế, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu quá mức và đặc biệt là béo phì cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản. Béo phì không chỉ đóng vai trò trong việc gây ra các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh và hiếm muộn ở cả nam và nữ.

      béo phì làm tăng nguy cơ vô sinh và hiếm muộn ở cả nam và nữ
      Béo phì làm tăng nguy cơ vô sinh và hiếm muộn ở cả nam và nữ

      Tác động của béo phì lên khả năng sinh sản

      béo phì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới
      Béo phì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới

      Béo phì ở phụ nữ đã được chứng minh là làm tăng thời gian cần thiết để thụ thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ béo phì có nguy cơ vô sinh do không rụng trứng cao gấp 2,7 lần so với những người không béo phì. Đối với phụ nữ có khả năng rụng trứng, khả năng thụ thai tự nhiên giảm khoảng 5% cho mỗi đơn vị BMI tăng thêm.

      Sự tích tụ quá mức chất béo trong cơ thể dẫn đến rối loạn chức năng của các hormone sinh dục, gây rối loạn quá trình rụng trứng và giảm số lượng nang trứng. Điều này có thể gây ra các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng và rối loạn chức năng tình dục, đồng thời kéo dài thời gian cần thiết để thụ thai. Hơn nữa, béo phì cũng làm giảm chất lượng trứng và gây nguy cơ sảy thai cao hơn do chất lượng phôi thai kém.

      Ở nam giới, béo phì cũng liên quan đến sự suy giảm khả năng sinh sản. Tỷ lệ vô sinh ở nam giới béo phì cao gấp ba lần so với nhóm không béo phì. Mặc dù tác động cụ thể của béo phì đối với khả năng sinh sản của nam giới chưa được nghiên cứu đầy đủ, các bằng chứng hiện có cho thấy béo phì, cùng với các tình trạng như đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa, đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch và tinh trùng.

      Ảnh hưởng tiêu cực của béo phì lên quá trình điều trị vô sinh

      Hiện nay có ba phương pháp chính điều trị vô sinh bao gồm:

      • Thuốc: clomifene, tamoxifen, metformin…
      các thuốc điều trị vô sinh
      Các thuốc điều trị vô sinh
      • Phẫu thuật: phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật nội soi để điều trị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang…
      phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (hình minh họa)
      Phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (hình minh họa)
      • Hỗ trợ thụ thai: thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, kích thích rụng trứng, hiến trứng và tinh trùng…

      Khi đánh giá ảnh hưởng của béo phì đối với quá trình điều trị vô sinh, đặc biệt là trong việc kích thích rụng trứng cho phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ béo phì thường phản ứng kém hơn với các loại thuốc kích thích rụng trứng và có tỷ lệ mang thai thấp hơn so với phụ nữ không béo phì. Cụ thể, với mỗi đơn vị tăng của chỉ số BMI, cần phải sử dụng liều thuốc kích thích rụng trứng cao hơn và thời gian để đạt được kết quả cũng kéo dài hơn so với phụ nữ có BMI bình thường.

      Đối với các cặp vợ chồng có nguyên nhân vô sinh từ nam giới, phương pháp nhận tinh trùng có thể là giải pháp điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai giảm theo tỷ lệ BMI tăng, cụ thể, tỷ lệ mang thai ở phụ nữ có BMI bình thường là 43%, trong khi ở phụ nữ thừa cân giảm xuống còn 33% và ở phụ nữ béo phì chỉ còn 21%.

      Ngoài BMI, tỷ số eo – hông cũng là một yếu tố dự đoán khả năng mang thai. Mỗi lần tăng 0,1 đơn vị tỷ số eo – hông sẽ làm giảm 30% khả năng mang thai. Tỷ số eo – hông được tính bằng cách chia chu vi vòng eo cho chu vi vòng hông. Theo tiêu chuẩn của WHO, tỷ số eo – hông bình thường là dưới 0,9 đối với nam giới và dưới 0,85 đối với nữ giới.

      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Giải pháp khắc phục béo phì và ngăn ngừa vô sinh

        Nhận thấy ảnh hưởng của béo phì đối với sức khỏe sinh sản, việc điều chỉnh chỉ số BMI về mức bình thường được coi là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện và ngăn ngừa vô sinh.

        Lợi ích của giảm cân đối với khả năng sinh sản

        Giảm cân có thể cải thiện khả năng mang thai ở phụ nữ bằng cách điều chỉnh cân nặng. Việc giảm từ 5-10% cân nặng giúp cải thiện các rối loạn nội tiết, làm cho nội tiết tố sinh dục trở lại mức bình thường, từ đó nâng cao chất lượng trứng và tăng tần suất rụng trứng.

        Đối với nam giới, việc áp dụng các biện pháp can thiệp lối sống như tập thể dục cũng có thể cải thiện khả năng sinh sản, trong đó loại hình và cường độ tập luyện đóng vai trò quan trọng.

        Các phương pháp giảm cân phổ biến và dễ áp dụng bao gồm:

        • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: nên ưu tiên thực phẩm tươi sống, ăn nhiều rau củ và trái cây, đồng thời hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều muối, đường và chất béo có hại.
        • Tăng cường vận động: thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, từ 5 ngày trong tuần đối với người trưởng thành không mắc bệnh lý kèm theo.
        xây dựng chế độ ăn lành mạnh và vận động là nền tảng của chiến lược giảm cân
        Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và vận động là nền tảng của chiến lược giảm cân

        Nếu thay đổi lối sống không đạt hiệu quả mong muốn, cần cân nhắc các can thiệp y khoa như:

        • Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm cân: có bảy loại thuốc giảm cân được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ chấp thuận, bao gồm orlistat, phentermine-topiramate, naltrexone-bupropion, liraglutide, semaglutide, tirzepatide và setmelanotide. Mỗi loại thuốc có chỉ định, cách sử dụng và tác dụng phụ khác nhau, do đó cần được Bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cụ thể.
        bảy loại thuốc giảm cân đã được fda hoa kỳ chấp thuận
        Bảy loại thuốc giảm cân đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận
        • Phẫu thuật giảm cân: các phương pháp như phẫu thuật cắt dạ dày hình ống, nối tắt dạ dày kiểu Roux-en-Y (RYGB) và thủ thuật chỉnh sửa chuyển dòng mật tụy có chuyển vị tá tràng cũng là lựa chọn cho những trường hợp cần thiết.
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Rủi ro và cân nhắc khi giảm cân để cải thiện khả năng mang thai

        Mặc dù giảm cân có thể cải thiện khả năng mang thai, việc ngừng chế độ giảm cân khi đã có thai có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát, làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng như đái tháo đường thai kỳ, thai nhi lớn hơn bình thường, khó sinh và thậm chí là thai lưu. Thêm vào đó, nỗ lực giảm cân nhanh chóng bằng các biện pháp ăn kiêng khắc nghiệt hoặc tập luyện quá mức có thể làm giảm chất lượng của tế bào trứng và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thụ tinh.

        Ngoài ra, việc trì hoãn thời gian mang thai để giảm cân cần cân nhắc kĩ lưỡng yếu tố tuổi tác của người phụ nữ. Đối với những phụ nữ từ 36 tuổi trở lên mắc béo phì và vô sinh, khả năng thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Trong trường hợp này, việc giảm cân không phải là ưu tiên hàng đầu như đối với những phụ nữ dưới 36 tuổi.

        thăm khám bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp

        Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung mà còn làm gia tăng nguy cơ vô sinh và giảm hiệu quả điều trị sinh sản. Việc kiểm soát cân nặng và duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe sinh sản mà còn góp phần tăng cường chất lượng cuộc sống.

        Tại MedFit, chúng tôi cung cấp các giải pháp khoa học và cá nhân hóa, giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân an toàn và bền vững. Hãy đến MedFit để được tư vấn và bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện của bạn.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Gautam D, Purandare N, FIGO Committee on Impact of Pregnancy on Long-term Health and the FIGO Committee on Reproductive Medicine, Endocrinology and Infertility, et al. “The challenges of obesity for fertility: A FIGO literature review“. Int J Gynaecol Obstet. 2023 Jan;160 Suppl 1(Suppl 1):50-55. doi: 10.1002/ijgo.14538. PMID: 36635080; PMCID: PMC10107441
        2. Infertility“. World Health Organization
        3. Anuurad E, Shiwaku K, et al. “The new BMI criteria for asians by the regional office for the western pacific region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in elder Japanese workers“. J Occup Health. 2003 Nov;45(6):335-43. doi: 10.1539/joh.45.335. PMID: 14676412
        4. Pandey S, Pandey S, et al. “The impact of female obesity on the outcome of fertility treatment“. J Hum Reprod Sci. 2010 May;3(2):62-7. doi: 10.4103/0974-1208.69332. PMID: 21209748; PMCID: PMC2970793
        5. Service CA, Puri D, et al. “The impact of obesity and metabolic health on male fertility: a systematic review“. Fertil Steril. 2023 Dec;120(6):1098-1111. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.10.017. Epub 2023 Oct 14. PMID: 37839720
        6. Chuyên gia khuyến cáo cần chủ động tầm soát vô sinh, hiếm muộn“. Bộ Y tế
        7. Obesity and overweight“. World Health Organization
        8. ​25% dân số Việt Nam đang bị thừa cân béo phì“. Cục Y tế Dự phòng
        9. Treatment-Infertility“. NHS
        10. Prescription Medications to Treat Overweight & Obesity“. NIH: National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.