Mối liên hệ giữa béo phì và đề kháng insulin

Béo phì không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 bằng cách gây ra tình trạng đề kháng insulin mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Khi cơ thể tích tụ mỡ, khả năng sử dụng insulin của cơ thể trở nên kém hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Hiểu rõ mối liên hệ giữa béo phì và đề kháng insulin là chìa khóa để can thiệp lối sống và chế độ ăn uống một cách hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về vấn đề này và các biện pháp kiểm soát hiệu quả.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Béo phì là gì?

    béo phì xảy ra do sự tích tụ chất béo quá mức (hình minh họa)
    Béo phì xảy ra do sự tích tụ chất béo quá mức (hình minh họa)

    Béo phì là tình trạng tích tụ quá mức hoặc bất thường chất béo trong cơ thể, xảy ra do sự mất cân bằng giữa năng lượng được nạp vào và năng lượng tiêu hao. Đây là một căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân tiềm ẩn.

    Ngoài yếu tố di truyền, giảm hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không lành mạnh là những nguyên nhân chính gây béo phì. Mất ngủ cũng làm giảm khả năng kiểm soát cân nặng và tăng nguy cơ tích tụ mỡ. Các rối loạn nội tiết và việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng và làm tăng nguy cơ béo phì.

    Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tình trạng đề kháng insulin. Khi cơ thể tích tụ mỡ dư thừa, đặc biệt là mỡ bụng, khả năng sử dụng insulin của cơ thể giảm dẫn đến tăng lượng đường trong máu và phát triển đái tháo đường típ 2.

    Để quản lý cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì, cần điều chỉnh lối sống, tăng cường hoạt động thể chất và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Đề kháng insulin là gì?

    kháng insulin xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả
    Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả

    Đề kháng insulin là tình trạng mà cơ thể giảm khả năng đáp ứng với hormone insulin, gây khó khăn trong việc vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Tình trạng này được cho là phổ biến gấp ba lần so với bệnh đái tháo đường, với khoảng 25% dân số toàn cầu mắc phải. Tỷ lệ kháng insulin trên toàn thế giới dao động từ 10-84%, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chủng tộc.

    Định nghĩa về tình trạng kháng insulin rất khó có thể xác định do thiếu các thông số cụ thể. Trên lâm sàng, tình trạng đề kháng insulin có liên quan đến các rối loạn chuyển hóa như tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và rối loạn chức năng nội mô.

    Một số dấu hiệu của tình trạng đề kháng insulin bao gồm:

    • Vòng eo trên 101cm ở nam và 89cm ở nữ.
    • Chỉ số huyết áp từ 130/80mmHg trở lên.
    • Chỉ số đường huyết lúc đói trên 100mg/dL.
    • Mức cholesterol HDL dưới 40mg/dL ở nam giới và 50mg/dL ở nữ giới.
    • dấu gai đen.
    tình trạng dấu gai đen (hình minh họa)
    Tình trạng dấu gai đen (hình minh họa)

    Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào giúp chẩn đoán xác định tình trạng kháng insulin. Để chẩn đoán bệnh nhân có bị kháng insulin hay không, Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả tổng hợp của những thông tin sau:

    • Tiền sử gia đình mắc đái tháo đường và đề kháng insulin.
    • Kiểm tra thể chất như cân nặng, BMI và số đo vòng bụng.
    • Kiểm tra chỉ số huyết áp.
    • Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói, dung nạp glucose đường uống và HbA1c.
    • Xét nghiệm lipid tổng hợp.

    Nhiều hiệp hội trên thế giới trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế đã xác định nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim mạch tăng cao ở những bệnh nhân đề kháng insulin.

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin

      Béo phì và kháng insulin có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau theo các cơ chế phức tạp.

      Ảnh hưởng của béo phì lên tình trạng kháng insulin: khi cơ thể tích tụ mỡ thừa đặc biệt là mỡ bụng, các tế bào mỡ gia tăng sản xuất các cytokine gây viêm và hormone, làm giảm độ nhạy của cơ thể đối với insulin. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin, tức là các tế bào không đáp ứng hiệu quả với insulin và tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn để bù đắp. Nồng độ insulin cao hơn lại làm tăng khả năng tích trữ mỡ. Do đó tạo ra vòng xoáy bệnh lý béo phì làm tăng kháng insulin và kháng insulin làm gia tăng béo phì.

      Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin lên béo phì: tình trạng kháng insulin làm mức insulin trong máu tăng cao gây kích thích sự tích trữ mỡ trong cơ thể. Insulin cao thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mỡ và làm giảm khả năng cơ thể đốt cháy mỡ, dẫn đến sự gia tăng khối lượng mỡ, đặc biệt là mỡ bụng. Mỡ thừa này lại góp phần làm tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý liên tục.

      tích tụ nhiều mỡ bụng làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin, đồng thời insulin cao làm tăng tích trữ mỡ bụng
      Tích tụ nhiều mỡ bụng làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin, đồng thời insulin cao làm tăng tích trữ mỡ bụng

      Sự kết hợp của béo phì và tình trạng kháng insulin gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: béo phì và kháng insulin đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường típ 2, bệnh tim mạch và cao huyết áp. Kháng insulin, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến đái tháo đường típ 2, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim mạch, tổn thương thận và các vấn đề về thị lực. Sự kết hợp cả hai yếu tố này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

      kháng insulin có thể dẫn đến đái tháo đường típ 2, ảnh hưởng đến tim mạch, thận và mắt
      Kháng insulin có thể dẫn đến đái tháo đường típ 2, ảnh hưởng đến tim mạch, thận và mắt
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Giảm cân có giúp giảm tình trạng kháng insulin không?

        Tình trạng kháng insulin thường gặp ở những người béo phì, do đó, việc giảm cân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng này. Béo phì gây ra sự suy giảm trong hệ thống dẫn truyền tín hiệu insulin, làm giảm khả năng chuyển hóa glucose và dẫn đến sự gia tăng đề kháng insulin. Mô mỡ dư thừa giải phóng các adipokine, các acid béo tự do và glycerol, những yếu tố này có liên quan mật thiết đến tình trạng viêm mãn tính và giảm độ nhạy insulin. Viêm và mức độ acid béo tự do cao làm gia tăng lượng đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2.

        Giảm cân có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin bằng cách giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó giảm viêm và giảm lượng acid béo tự do lưu thông trong máu. Nghiên cứu cho thấy khi giảm cân, đặc biệt là giảm lượng mỡ tích tụ ở các cơ quan và mô cơ, tình trạng viêm và mức độ acid béo tự do sẽ giảm, từ đó cải thiện độ nhạy insulin và giảm đề kháng insulin. Điều này làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan.

        giảm cân có thể cải thiện tình trạng kháng insulin
        Giảm cân có thể cải thiện tình trạng kháng insulin

        Để kiểm soát cân nặng hiệu quả và cải thiện tình trạng kháng insulin, các biện pháp cần được thực hiện đồng bộ như sau:

        • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây tươi, đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột và chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.
        những thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên ăn (bên phải)
        Những thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên ăn (bên phải)
        • Tích cực tập luyện thể dục: thực hiện các bài tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập kháng lực, giúp giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin.
        tập với huấn luyện viên medfit
        Vận động thể lực đều đặn giúp cải thiện độ nhạy insulin
        • Sử dụng thuốc điều trị béo phì: có thể sử dụng các thuốc điều trị béo phì khi cần thiết theo chỉ định của chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc có thể hỗ trợ trong quá trình giảm cân và kiểm soát tình trạng đề kháng insulin.

        Giảm cân không chỉ cải thiện hình thức bên ngoài mà còn giúp giảm tình trạng kháng insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa liên quan đến nồng độ đường trong máu.

        thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị tình trạng kháng insulin
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn điều trị tình trạng kháng insulin
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 mà còn gây ra tình trạng đề kháng insulin, làm suy giảm khả năng chuyển hóa glucose, dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa nguy hiểm. Giảm cân đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện độ nhạy insulin bằng cách giảm mỡ thừa, giảm viêm và điều chỉnh các chức năng chuyển hóa. Để kiểm soát cân nặng hiệu quả, hãy tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thường xuyên và theo dõi sức khỏe định kỳ.

        MedFit cung cấp các giải pháp hỗ trợ toàn diện giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân và cải thiện tình trạng kháng insulin. Hãy bắt đầu hành trình sức khỏe với MedFit ngay hôm nay để điều chỉnh lối sống và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin nhé!

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. All About Insulin Resistance“. American Diabetes Association
        2. Understanding Insulin Resistance“. American Diabetes Association
        3. Cheng YH, Tsao YC, et al. “Body mass index and waist circumference are better predictors of insulin resistance than total body fat percentage in middle-aged and elderly Taiwanese“. Medicine (Baltimore). 2017;96(39):e8126. doi:10.1097/MD.0000000000008126
        4. Voll A, Kloster J. “Insulin resistance“. Acta Med Scand. 1957;157(3):223-232. doi:10.1111/j.0954-6820.1957.tb14430.x
        5. Tahapary DL, Pratisthita LB, et al. “Challenges in the diagnosis of insulin resistance: Focusing on the role of HOMA-IR and Tryglyceride/glucose index“. Diabetes Metab Syndr. 2022;16(8):102581. doi:10.1016/j.dsx.2022.102581
        6. Kahn SE, Hull RL, Utzschneider KM. “Mechanisms linking obesity to insulin resistance and type 2 diabetes“. Nature. 2006;444(7121):840-846. doi:10.1038/nature05482
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.