Glucomannan là gì? Glucomannan có giúp giảm cân hiệu quả không?

Trong vô vàn thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân, glucomannan nổi lên như một “ngôi sao” nhờ khả năng cải thiện vóc dáng một cách tự nhiên. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về glucomannan – chất xơ hòa tan được sử dụng rộng rãi như một cộng sự đắc lực trong việc quản lý cân nặng an toàn và hiệu quả.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Glucomannan là gì?

    CT phân tử glucomannan
    Công thức phân tử của glucomannan

    Glucomannan là polysaccharide, một dạng chất xơ hòa tan tự nhiên từ rễ cây Amorphophallus konjac, được biết đến như một “siêu thực phẩm” nhờ vào những lợi ích sức khỏe đáng kể, đặc biệt là hỗ trợ giảm cân. Rễ konjac, hay còn gọi là khoai nưa, là một loại cây thuộc họ Ráy (Araceae) có nguồn gốc từ châu Á, phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Từ lâu, rễ konjac đã được sử dụng trong ẩm thực và y học cổ truyền châu Á. Hiện nay, glucomannan được sản xuất dưới dạng bột, viên uống bổ sung hay ở dạng thực phẩm thay thế như mì nưa và bún nưa.

    Amorphophallus konjac
    Glucomannan có nguồn gốc từ rễ cây Amorphophallus konjac

    Về mặt hóa học, glucomannan được cấu tạo bởi hai loại đường chính là mannose và glucose. Các phân tử đường liên kết với nhau tạo thành một cấu trúc phân nhánh phức tạp giúp glucomannan có khả năng hút nước mạnh mẽ và tạo thành gel nhớt trong dạ dày. Cấu trúc này giải thích cho khả năng hấp thụ nước cao, tạo cảm giác no và hỗ trợ tiêu hóa của glucomannan.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Cơ chế kiểm soát cơn thèm ăn của glucomannan

    Glucomannan không chỉ giúp cơ thể no lâu hơn mà còn kiểm soát cơn thèm ăn một cách hiệu quả:

    • Tạo cảm giác no lâu và chứa ít calo: glucomannan có trọng lượng phân tử cao, khoảng 1.000.000 Dalton, có khả năng hấp thụ nước gấp 50 lần trọng lượng, là một trong những loại chất xơ có độ nhớt cao nhất. Khi vào dạ dày, glucomannan hấp thụ nước, tăng thể tích và tạo thành một dạng gel nhớt giúp chiếm chỗ trong dạ dày, tạo cảm giác no nhanh và kéo dài, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và hạn chế cơn thèm ăn giữa các bữa ăn. Đồng thời, giống như hầu hết các chất xơ hòa tan, glucomannan chỉ được vi khuẩn đường ruột lên men một phần, tạo ra lượng nhỏ acid béo chuỗi ngắn, cung cấp rất ít năng lượng cho cơ thể, khiến glucomannan gần như không chứa calo.
    glucomannan Hấp thụ nước
    Dạng gel nhớt của glucomannan
    • Ổn định đường huyết: ngoài khả năng hấp thụ nước, chất gel trong glucomannan bao phủ thức ăn, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là đường. Chất gel này làm tăng độ nhớt của dung dịch trong lòng ruột, làm chậm quá trình khuếch tán của các phân tử glucose từ thức ăn qua màng tế bào biểu mô ruột vào máu. Do đó, glucomannan làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ ruột vào máu giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định, từ đó ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn.
    Duong huyet
    Chất gel trong glucomannan làm chậm quá trình hấp thụ đường
    • Giảm cholesterol máu: glucomannan còn giúp giảm cholesterol bằng cách liên kết với các acid mật trong ruột. Điều này buộc gan phải sử dụng cholesterol trong máu để sản xuất thêm acid mật, từ đó giảm lượng cholesterol tổng thể trong máu. Việc bổ sung glucomannan hàng ngày với liều lượng 0,7g trên mỗi 100kcal trong chế độ ăn có thể giúp giảm nồng độ glucose và cholesterol, hiệu quả cả ở người khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng cholesterol máu.
    Giam cholesterol
    Glucomannan giúp giảm cholesterol bằng cách liên kết với các acid mật trong ruột
    • Hỗ trợ tiêu hóa: glucomannan hoạt động như một prebiotic, là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột già. Khi vi khuẩn lên men glucomannan, chúng sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn như butyrate. Butyrate có vai trò bảo vệ chống lại sự tăng cân và cải thiện chuyển hóa glucose bằng cách tăng cường độ nhạy insulin và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
    Butyrate
    Glucomannan hỗ trợ tiêu hóa bằng cách sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn như butyrate
    • Điều hòa hormone liên quan đến cân nặng và đường huyết: glucomannan tác động đến các hormone trong cơ thể qua nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là những hormone chịu trách nhiệm kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết, được trình bày trong bảng dưới đây:
    Hormone Chức năng Cơ chế tác động của glucomannan Kết quả
    GLP-1 Kiểm soát đường huyết. Kích thích tiết hormone GLP-1. Tăng cảm giác no và giảm đường huyết.
    Ghrelin Kích thích cảm giác đói. Ức chế tiết hormone ghrelin. Giảm cảm giác đói.
    Peptide YY (PYY) Giảm cảm giác đói và ức chế tiết ghrelin. Kích thích tiết hormone PYY. Tăng cảm giác no và giảm hấp thụ thức ăn.
    Insulin Đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cải thiện độ nhạy insulin. Điều hòa đường huyết.
    Hỗ trợ giảm cân glucomannan
    Tóm lại, glucomannan hỗ trợ giảm cân bằng cách giúp cơ thể no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Ứng dụng glucomannan trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân

      Glucomannan đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt như một chất phụ gia thực phẩm từ năm 1994. Ngoài ra, FDA Hoa Kỳ cũng đã công nhận glucomannan như một loại chất xơ có thể được liệt kê trên nhãn dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung, dựa trên các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm cholesterol trong máu.

      FDA Hoa Kỳ chỉ tập trung vào lợi ích giảm cholesterol của glucomannan khi đánh giá là chất xơ, mặc dù có một số bằng chứng khác cho thấy glucomannan cũng có thể hỗ trợ quản lý cân nặng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, trái ngược với sự thận trọng của FDA Hoa Kỳ khi chỉ nhấn mạnh lợi ích giảm cholesterol, glucomannan đã được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân. Nhờ khả năng hấp thụ nước mạnh mẽ và tạo cảm giác no lâu, glucomannan thường được sử dụng trong viên uống bổ sung, thực phẩm thay thế và các sản phẩm chức năng giúp kiểm soát cân nặng, bao gồm:

      • Mì shirataki: loại mì này gần như không chứa calo và carbohydrate, thường được gọi là mì nưa. Mì shirataki được xem như một sự thay thế tuyệt vời cho mì truyền thống.
      Mi shirataki
      Mì shirataki
      • Bột konjac: bột konjac còn gọi là bột nưa, có thể được thêm vào các món ăn như súp, nước sốt để tạo độ sánh và tăng cảm giác no.
      Bot konjac
      Bột konjac
      • Thạch konjac: thạch konjac có kết cấu dai, trong suốt, được làm từ bột konjac. Đây là một món ăn nhẹ lành mạnh, nhiều hương vị, dễ chế biến.
      Thach konjac
      Thạch konjac
      • Viên uống bổ sung: viên uống glucomannan thường được kết hợp với các thành phần khác như vitamin và khoáng chất để tăng cường hiệu quả giảm cân, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
      Viên uống bổ sung glucomannan
      Viên uống bổ sung glucomannan
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Lưu ý khi sử dụng glucomannan

        Khi sử dụng glucomannan, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố cần xem xét khi dùng glucomannan trong chế độ dinh dưỡng và điều trị:

        • Liều lượng: liều lượng glucomannan sử dụng nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục tiêu của mỗi cá nhân. Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng liều lượng glucomannan từ 1-4g mỗi ngày thường được khuyến nghị để hỗ trợ giảm cân. Đây cũng là liều lượng phổ biến được in trên bao bì sản phẩm. Nên sử dụng glucomannan trước bữa ăn khoảng 30 phút vì giúp tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
        glucomannan làm đầy dạ dày
        Glucomannan hấp thụ nước giúp chiếm chỗ trong dạ dày, tạo cảm giác no nhanh và kéo dài
        • Nồng độ phần trăm: nghiên cứu cho rằng sử dụng sản phẩm với nồng độ glucomannan khoảng 4% là hợp lý nhất. Ở mức này, glucomannan có thể tối ưu hóa hiệu quả của việc kiểm soát đường huyết sau khi ăn và kích thích tiết hormone GLP-1, giúp tăng cường cảm giác no mà không gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe như nồng độ glucomannan 8%. Nồng độ 4% cũng giúp duy trì mức ghrelin ổn định, giúp cân bằng cảm giác đói và no một cách hiệu quả.
        • Tác dụng phụ: sử dụng glucomannan có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đặc biệt khi không uống đủ nước. Ngoài ra, nguy cơ nghẹt thực quản hoặc ruột cũng tăng lên nếu không sử dụng đúng cách, đặc biệt khi uống dưới dạng viên nén mà không kèm đủ nước.
        • Tương tác thuốc: glucomannan làm giảm hiệu quả các thuốc được hấp thụ qua đường ruột. Glucomannan hoạt động như một rào cản vật lý, cản trở quá trình tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ruột, từ đó làm giảm khả năng thuốc được hấp thụ vào máu, dẫn đến nồng độ thuốc không đạt mức cần thiết để có hiệu quả điều trị tối ưu.
        • Đối tượng cần cân nhắc sử dụng: phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người có bệnh lý nền như các bệnh lý tuyến giáp, trầm cảm hoặc một số bệnh cần sử dụng thuốc được hấp thụ qua đường ruột.

        Glucomannan đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân và cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua cơ chế tạo cảm giác no lâu, ổn định đường huyết và giảm cholesterol. Tuy nhiên, để đạt được kết quả quản lý cân nặng tối ưu và an toàn, việc sử dụng glucomannan cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt với những người có bệnh lý nền như bệnh tuyến giáp hoặc trầm cảm.

        Tại MedFit, chúng tôi cung cấp các giải pháp kiểm soát trọng lượng cơ thể được thiết kế riêng biệt với từng khách hàng, giúp hỗ trợ tối đa hóa lợi ích của glucomannan trong quản lý cân nặng và duy trì sức khỏe, giúp khách hàng đạt được mục tiêu sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Keithley JK, Swanson B, et al. “Safety and efficacy of glucomannan for weight loss in overweight and moderately obese adults“. J Obes. 2013;2013:610908. doi:10.1155/2013/610908
        2. FDA Grants Citizen Petition on Glucomannan as a Dietary Fiber“. Food and Drug Administration
        3. Zhou Y, Qin J, et al. “Gastrointestinal and metabolic effects of noodles-based konjac glucomannan in rats“. Food Nutr Res. 2019;63:10.29219/fnr.v63.1997. Published 2019 Dec 13. doi:10.29219/fnr.v63.1997
        4. Glucomannan – an overview“. ScienceDirect
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.