Thừa cân béo phì ở thanh thiếu niên

Béo phì không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra các vấn đề tâm lý và xã hội, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng ngừa béo phì sẽ giúp thanh thiếu niên có cái nhìn đúng đắn và thực hiện các hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin khoa học về béo phì ở thanh thiếu niên, giúp cộng đồng người trẻ tuổi nâng cao nhận thức và khuyến khích lối sống lành mạnh để quản lý và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Cách xác định béo phì

    tình trạng béo phì ở thanh thiếu niên (hình minh họa)
    Tình trạng béo phì ở thanh thiếu niên (hình minh họa)

    Béo phì là tình trạng y khoa khi cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, dẫn đến trọng lượng cơ thể vượt mức bình thường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI – body mass index). Theo tiêu chuẩn châu Á, BMI từ 23-24,9 được xem là thừa cân và BMI từ 25 trở lên được xem là béo phì.

    Đối với thanh thiếu niên, chỉ số BMI cần được điều chỉnh theo tuổi và giới tính để phù hợp với sự phát triển tự nhiên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá BMI của trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi. Thanh thiếu niên được coi là béo phì khi BMI nằm trong nhóm 5% cao nhất so với những người cùng tuổi và giới tính. Từ 19 tuổi trở lên, thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng chuẩn BMI dành cho người lớn.

    biểu đồ tăng trưởng để đánh giá BMI của trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi
    Biểu đồ tăng trưởng để đánh giá BMI của trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi

    Nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì ở thanh thiếu niên

    Yếu tố di truyền

    Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ béo phì. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị béo phì, nguy cơ bị béo phì của thanh thiếu niên cũng tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể tích lũy và phân phối mỡ.

    • Ảnh hưởng của gen: gen đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất, cảm giác đói và no. Một số gen có thể làm tăng nguy cơ béo phì bằng cách thúc đẩy quá trình tích lũy mỡ hoặc giảm khả năng tiêu hao năng lượng. Ví dụ, gen FTO đã được xác định là liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ béo phì theo nghiên cứu của Simmonds và cộng sự (2016).
    gen fto có thể làm tăng nguy cơ béo phì
    Gen FTO có thể làm tăng nguy cơ béo phì
    • Tương tác giữa gen và môi trường: mặc dù di truyền đóng vai trò quan trọng, môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng lớn. Trẻ em có cha mẹ béo phì thường có xu hướng tiếp nhận các thói quen ăn uống và lối sống từ gia đình, làm tăng nguy cơ béo phì. Việc kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sống không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng béo phì nhanh chóng.
    • Nghiên cứu về di truyền và béo phì: nghiên cứu của Simmonds và cộng sự (2016) đã chứng minh rằng có khoảng 40-70% sự khác biệt về trọng lượng cơ thể giữa các cá nhân là do yếu tố di truyền. Điều này cho thấy rằng, yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn nguy cơ thừa cân và béo phì. Mặc dù vậy, việc thay đổi lối sống vẫn có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa béo phì.

    Chế độ ăn uống

    Thức ăn nhanh, đồ ngọt và đồ uống có đường là những thực phẩm “gây nghiện” ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều calo từ nguồn thức ăn này lại là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì.

    Thức ăn nhanh và thực phẩm được chế biến sẵn thường có hàm lượng calo cao, chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Việc tiêu thụ quá nhiều những loại thực phẩm này không chỉ gây tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đườngbệnh tim mạch.

    Các loại đồ uống có đường, bao gồm nước ngọt, nước trái cây đóng hộp và các loại đồ uống nhiều năng lượng, là nguồn cung cấp calo rỗng (calo không cung cấp dinh dưỡng). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan mật thiết đến tình trạng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên.

    Một chế độ ăn thiếu rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cũng có thể dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ béo phì.

    Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn vặt không kiểm soát, ăn khuya và không có bữa ăn đều đặn là những thói quen xấu có thể góp phần vào việc tăng cân. Việc ăn uống không đúng bữa có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ tích lũy mỡ thừa.

    đồ ăn không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở thanh thiếu niên
    Đồ ăn không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở thanh thiếu niên

    Hoạt động thể chất

    Hiện nay, thanh thiếu niên thường ít tham gia các hoạt động thể chất do sự phát triển của công nghệ và lối sống ít vận động.

    Thời gian dành cho các hoạt động như xem TV, chơi điện tử và sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu của CDC, trẻ em và thanh thiếu niên dành trung bình hơn 7 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ít vận động này. Việc thiếu hoạt động thể chất không chỉ làm giảm khả năng đốt cháy năng lượng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp.

    Lối sống ít vận động dẫn đến việc cơ thể không tiêu thụ đủ năng lượng, gây tích lũy mỡ thừa. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội và các môn thể thao khác không chỉ giúp tiêu hao năng lượng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Việc thiếu vận động cũng liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường và bệnh tim mạch.

    Bên cạnh lối sống, trường học và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tình trạng béo phì. Trường học không có đủ chương trình giáo dục thể chất hoặc không khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể chất, làm giảm cơ hội cho trẻ em và thanh thiếu niên vận động lành mạnh. Khu vực sống có ít công viên, sân chơi hoặc điều kiện giao thông không an toàn có thể hạn chế khả năng tham gia hoạt động ngoài trời của thanh thiếu niên thanh thiếu niên. Ngược lại, môi trường an toàn và thuận lợi có thể khuyến khích việc tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.

    Yếu tố tâm lý và xã hội

    Căng thẳng và áp lực từ môi trường học tập, gia đình và xã hội có thể góp phần vào việc ăn uống không kiểm soát và dẫn đến tăng cân. Các yếu tố tâm lý và xã hội có thể tác động sâu sắc đến thói quen ăn uống và lối sống của thanh thiếu niên.

    Thanh thiếu niên thường phải đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, các mối quan hệ xã hội và kỳ vọng từ phía gia đình. Căng thẳng có thể dẫn đến việc ăn uống không kiểm soát nhằm giải tỏa cảm xúc, đặc biệt là tiêu thụ các loại thực phẩm giàu calo và không lành mạnh, góp phần vào tình trạng béo phì.

    Thêm vào đó, thanh thiếu niên bị béo phì thường cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, dẫn đến các vấn đề về tâm lý như lo lắng và trầm cảm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý mà còn có thể dẫn đến vòng luẩn quẩn của việc ăn uống không kiểm soát và tăng cân. Một nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và các rối loạn tâm lý ở thanh thiếu niên.

    căng thẳng từ học tập có thể góp phần vào việc tăng cân
    Căng thẳng từ học tập có thể góp phần vào việc tăng cân
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Tác động tiêu cực của béo phì đối với sức khỏe

      Béo phì ở thanh thiếu niên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Các vấn đề sức khỏe có liên quan đến béo phì có thể kể đến như:

      • Đái tháo đường típ 2: béo phì làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường típ 2 do cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin. Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, mạch máu và các cơ quan nội tạng quan trọng khác.
      • Rối loạn hô hấp: béo phì có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, hội chứng ngưng thở khi ngủ và giảm dung tích phổi. Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều biến chứng và giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
      • Vấn đề xương khớp: trọng lượng cơ thể quá mức gây áp lực lên các khớp và xương, dẫn đến đau nhức và viêm khớp. Thanh thiếu niên béo phì có nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp cao hơn so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường.
      cân nặng quá mức gây áp lực lên các khớp và xương
      Cân nặng quá mức gây áp lực lên các khớp và xương

      Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề tâm lý và xã hội. Thanh thiếu niên béo phì thường cảm thấy tự ti về ngoại hình, dẫn đến lo lắng, trầm cảm và stress, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như khả năng học tập. Ngoài ra, nhóm thanh thiếu niên bị béo phì cũng thường bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ bạn bè và xã hội, gây tổn thương tâm lý và khó khăn trong giao tiếp và kết bạn. Những vấn đề này làm giảm sự tự tin, dẫn đến cảm giác cô đơn và bị cô lập, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và kỹ năng giao tiếp.

      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Giải pháp và cách khắc phục béo phì ở thanh thiếu niên

        Chế độ ăn uống lành mạnh

        Thanh thiếu niên cần được hướng dẫn về chế độ ăn uống cân đối để phòng ngừa béo phì:

        • Khuyến khích tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ các nguồn ít béo như thịt nạc, cá và đậu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa và muối.
        những thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên (bên phải)
        Những thực phẩm nên ăn (bên trái) và không nên (bên phải)
        • Các bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý mà còn giúp các thành viên gắn kết và tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn, khuyến khích con trẻ tham gia vào quá trình này để tăng cường nhận thức về dinh dưỡng đối với sức khỏe.

        Tăng cường hoạt động thể chất

        Thanh thiếu niên cần tham gia vào các hoạt động thể chất đều đặn để duy trì sức khỏe và kiểm soát cân nặng:

        • Các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, bơi lội và chạy bộ không chỉ giúp tiêu hao năng lượng mà còn phát triển thể chất và kỹ năng xã hội. Trường học và gia đình nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao. Hạn chế thời gian ngồi một chỗ xem TV hay chơi điện tử để giảm nguy cơ béo phì.
        • Gia đình và cộng đồng cần tạo môi trường an toàn và thuận lợi để thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động vận động ngoài trời. Điều này bao gồm việc xây dựng công viên, sân chơi và các khu vực thể thao công cộng.

        Hỗ trợ tâm lý

        Thanh thiếu niên cần được hỗ trợ tâm lý để vượt qua các khó khăn và duy trì lối sống lành mạnh:

        • Tạo môi trường tích cực và không kỳ thị: gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo ra một môi trường tích cực, không kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bị béo phì. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và được ủng hộ trong quá trình kiểm soát cân nặng.
        • Giáo dục về sức khỏe tâm lý: thanh thiếu niên cần được giáo dục về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý và cách quản lý stress. Các chương trình giáo dục sức khỏe tâm lý trong trường học và cộng đồng có thể giúp nâng cao nhận thức và trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để đối phó với các thách thức tâm lý.

        Giáo dục và nhận thức

        Nâng cao nhận thức về béo phì và các biện pháp phòng ngừa là cần thiết để giảm thiểu tình trạng béo phì ở thanh thiếu niên:

        • Tuyên truyền và giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe: các chương trình tuyên truyền và giáo dục về dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và hậu quả của béo phì cần được triển khai rộng rãi trong trường học và cộng đồng. Điều này giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích thanh thiếu niên áp dụng các thói quen lành mạnh.
        • Các chương trình giáo dục tại trường học: trường học nên tích cực tham gia vào việc giáo dục về dinh dưỡng và thể chất thông qua các chương trình học và hoạt động ngoại khóa. Đưa giáo dục sức khỏe vào chương trình giảng dạy sẽ giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh.
        thăm khám với bs quý
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nữ)
        Ca lâm sàng giảm cân tại MedFit

        Béo phì ở thanh thiếu niên không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra những vấn đề tâm lý và xã hội nghiêm trọng, tác động lớn đến chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai. Để ngăn chặn tình trạng này, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể chất và hỗ trợ tâm lý là vô cùng quan trọng. Tại MedFit, chúng tôi cung cấp các giải pháp chuyên biệt giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe và phát triển lối sống lành mạnh, bao gồm cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Hãy để MedFit đồng hành cùng bạn trên hành trình vì sức khỏe và tương lai tươi sáng hơn.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. BMI Frequently Asked Questions“. Centers for Disease Control and Prevention
        2. Obesity and overweight“. World Health Organization
        3. Pulgarón ER. “Childhood obesity: a review of increased risk for physical and psychological comorbidities“. Clin Ther. 2013 Jan;35(1):A18-32. doi: 10.1016/j.clinthera.2012.12.014. PMID: 23328273; PMCID: PMC3645868
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.