Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Béo phì ngày càng trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Ngoài các bệnh lý như vấn đề tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường, béo phì còn liên quan đến sự suy giảm trí nhớ. Hiểu rõ mối liên hệ giữa béo phì và suy giảm trí nhớ giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về ảnh hưởng toàn diện của béo phì đến chức năng não bộ và tìm ra các biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Béo phì là gì?

    béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức trong cơ thể
    Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức trong cơ thể

    Béo phì là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Tình trạng này thường được xác định thông qua chỉ số BMI, được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m2). Đối với người trưởng thành châu Á, béo phì được xác định khi có BMI từ 25 trở lên. Thang phân loại BMI dành cho người châu Á được trình bày trong bảng dưới đây:

    Chỉ số BMI Tình trạng
    < 18,5 Thiếu cân
    18,5-22,9 Bình thường
    23-24,9 Thừa cân
    25-29,9 Béo phì độ I
    30-34,9 Béo phì độ II
    ≥ 35 Béo phì độ III

    Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có suy giảm trí nhớ.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

    béo phì làm suy giảm trí nhớ do ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ
    Béo phì làm suy giảm trí nhớ do ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ

    Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe não bộ, làm suy giảm trí nhớ thông qua một số cơ chế sau:

    Béo phì gây nên tình trạng viêm mạn tính

    Theo nghiên cứu của Lindhorst và cộng sự (2021) và nghiên cứu của Kiliaan và cộng sự (2014), béo phì thúc đẩy tình trạng viêm toàn thân, là một yếu tố chính trong sự phát triển của viêm thần kinh. Viêm mạn tính được kích thích bởi sự phát triển mô mỡ tạo ra môi trường thiếu oxy, khiến các tế bào mỡ tự hủy và làm tăng mức độ viêm.

    mô mỡ trong cơ thể
    Mô mỡ phát triển kích thích tình trạng viêm mạn tính

    Viêm mạn tính làm tăng bài tiết các cytokine và adipokine gây viêm như TNF-α, leptin và IL-6, những chất này có thể vượt qua hàng rào máu não và gây viêm trong não, làm tổn thương tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, bao gồm trí nhớ.

    Tình trạng kháng insulin gây suy giảm trí nhớ

    Kháng insulin ở người béo phì dẫn đến suy giảm trí nhớ qua hai cơ chế chính:

    • Suy yếu tín hiệu insulin trong não: kháng insulin làm giảm hiệu quả của tín hiệu insulin trong não. Insulin không chỉ giúp điều hòa lượng đường trong máu mà còn ảnh hưởng đến các quá trình tạo ra và duy trì các kết nối thần kinh liên quan đến trí nhớ và học tập. Do đó, khi tín hiệu insulin suy yếu, khả năng học tập và ghi nhớ sẽ bị ảnh hưởng.
    • Giảm chuyển hóa glucose trong não: mặc dù não có khả năng hấp thụ glucose mà không cần insulin, tình trạng kháng insulin có thể làm giảm khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Điều này dẫn đến việc lượng glucose trong máu không được chuyển hóa hiệu quả, làm giảm năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh. Kết quả là chức năng não bao gồm trí nhớ có thể bị suy yếu.

    Nghiên cứu của Lucy G. Cheke và cộng sự (2017) cho thấy rằng béo phì có liên quan đến sự thay đổi chức năng ở các vùng não quan trọng đối với trí nhớ, tình trạng kháng insulin có thể là yếu tố chính góp phần vào mối liên hệ này.

    insulin được sản xuất bởi tế bào beta tuyến tụy
    Kháng insulin có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người béo phì

    Béo phì gây ảnh hưởng tuần hoàn não

    Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đột quỵ. Những bệnh lý này làm giảm lưu lượng máu đến não, gây thiếu oxy não và chất dinh dưỡng cần thiết để não duy trì hoạt động bình thường, từ đó làm suy giảm trí nhớ.

    Nghiên cứu của Silvin P. Knight và cộng sự (2021) cho thấy rằng béo phì có liên quan đến việc giảm lưu lượng máu não và chứng minh rằng mức độ hoạt động thể chất cao hơn có thể cải thiện mối liên quan giữa béo phì với việc giảm lưu lượng máu não.

    béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý làm giảm lưu lượng máu đến não
    Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý làm giảm lưu lượng máu đến não

    Béo phì tác động đến tâm lý

    Béo phì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm lý như trầm cảm và lo âu. Những rối loạn tâm lý này có thể gây khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin, làm suy giảm khả năng nhận thức và trí nhớ.

    Nghiên cứu của Gregory E. Simon và cộng sự (2006) đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa béo phì và các rối loạn lo âu, đã cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm trạng và lo âu lên khoảng 25%.

    Trong một nghiên cứu khác vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm không thể xác định được các vật thể tương tự với vật thể mà họ đã thấy trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy trí nhớ có thể bị suy giảm do trầm cảm.

    Rối loạn giấc ngủ

    Béo phì có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ bao gồm hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém và sự gián đoạn trong giấc ngủ có thể làm giảm khả năng xử lý và lưu trữ thông tin của não bộ, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

    Nghiên cứu của Alan R. Schwartz và cộng sự (2021) cho thấy rằng người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn giấc ngủ, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng được xem xét trong số những yếu tố dẫn tới suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

    béo phì có liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
    Béo phì có liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Béo phì ảnh hưởng đến trí nhớ theo các độ tuổi

      Tác động của béo phì đến trí nhớ thay đổi theo độ tuổi, với mức độ ảnh hưởng tăng dần theo tuổi tác do sự khác biệt trong quá trình phát triển não bộ, lối sống và tình trạng sức khỏe:

      • Trẻ em: béo phì có thể làm gián đoạn sự phát triển tự nhiên của não bộ, gây khó khăn trong học tập và ghi nhớ. Mức độ ảnh hưởng ở trẻ em là nhẹ đến trung bình, chủ yếu thể hiện qua kết quả học tập kém và khó khăn trong việc tập trung.
      • Người trưởng thành: béo phì gây suy giảm trí nhớ và giảm khả năng xử lý thông tin do tình trạng viêm, kháng insulin và giảm lưu lượng máu đến não. Mức độ ảnh hưởng của béo phì tới trí nhớ ở người trưởng thành là cao, ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng nhận thức, khả năng làm việc và ra quyết định.
      • Người cao tuổi: béo phì có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer. Mức độ ảnh hưởng ở người cao tuổi là rất cao, gây tổn thương tế bào thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Các phương pháp giúp người béo phì cải thiện trí nhớ

        Để giúp người béo phì cải thiện trí nhớ, cần thực hiện đồng thời hai nhóm phương pháp, bao gồm các phương pháp giúp hỗ trợ trí nhớ và các phương pháp giảm cân nhằm điều trị béo phì:

        Nhóm các phương pháp giúp cải thiện trí nhớ

        • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ và phục hồi não bộ. Giấc ngủ đủ cải thiện chức năng nhận thức. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày giúp cơ thể có chu kỳ giấc ngủ ổn định, nên ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tạo môi trường ngủ thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng mạnh và tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
        • Dinh dưỡng hỗ trợ trí nhớ: dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng não bộ. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá trích và quả óc chó giúp bảo vệ tế bào thần kinh. Chất chống oxy hóa từ quả việt quất, bông cải xanh và trà xanh bảo vệ não bộ. Vitamin B6, B12, folate, kẽm và magie từ hạt bí ngô và cam cũng hỗ trợ trí nhớ. Một số thuốc như Ginkgo biloba và hoạt huyết dưỡng não có thể hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não, nhưng cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
        những thực phẩm giúp cải thiện chức năng não bộ
        Những thực phẩm giúp cải thiện chức năng não bộ
        • Tích cực rèn luyện não bộ: duy trì hoạt động tinh thần như hoạt động thể chất giúp cơ thể trong trạng thái cân đối. Tham gia vào các hoạt động như đọc sách, chơi giải đố và học ngôn ngữ mới có thể giúp rèn luyện não bộ, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ. Thực hành ghi nhớ bằng cách sử dụng các kỹ thuật rèn luyện trí nhớ như chia nhỏ thông tin, sử dụng hình ảnh hoặc kể chuyện để cải thiện khả năng nhớ.
        tích cực rèn luyện não bộ để cải thiện trí nhớ
        Tích cực rèn luyện não bộ để cải thiện trí nhớ
        • Chăm sóc sức khỏe tâm lý: giảm căng thẳng thông qua các bài tập yoga, thiền và các hoạt động thư giãn khác. Đồng thời, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhân viên y tế để phát triển kỹ năng quản lý căng thẳng, xây dựng tư duy tích cực, giúp nâng cao sức khỏe tâm lý và cải thiện chức năng nhận thức.
        áp dụng phương pháp quản lý căng thẳng
        Áp dụng phương pháp quản lý căng thẳng giúp cải thiện sức khỏe tâm lý
        • Tăng cường giao tiếp xã hội: tích cực tham gia các hoạt động xã hội và câu lạc bộ, duy trì mối quan hệ xã hội, giữ kết nối với gia đình và bạn bè giúp kích thích hoạt động nhận thức như suy nghĩ và suy luận. Những điều này bảo vệ tế bào não và tạo điều kiện giúp các liên kết mới được hình thành trong não bộ và cải thiện trí nhớ.

        Nhóm các phương pháp giảm cân

        • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, tập trung vào việc giảm mỡ thừa và ổn định lượng đường trong máu. Điều này được thực hiện bằng cách lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi có chọn lọc, rau củ, protein và hạn chế tối đa thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn cùng các loại đồ uống có cồn.
        chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm mỡ thừa và ổn định lượng đường trong máu
        Các thực phẩm giảm mỡ thừa và ổn định lượng đường trong máu
        • Tập thể dục đều đặn: tham gia các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ và bơi lội không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Hãy phối hợp với nhân viên y tế để xây dựng một chương trình tập luyện phù hợp, giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, từ đó hỗ trợ cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.
        tập với huấn luyện viên medfit
        Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể
        • Theo dõi cân nặng định kỳ: sự hỗ trợ của nhân viên y tế trong việc theo dõi cân nặng và đánh giá tiến trình giảm cân là rất quan trọng. Điều này giúp điều chỉnh kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện một cách kịp thời, đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu trong việc giảm cân, đồng thời nâng cao sức khỏe trí não.
        thăm khám với bác quý
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp

        Suy giảm trí nhớ do béo phì là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện thông qua các biện pháp thích hợp. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây hại cho não bộ và trí nhớ. Để bảo vệ trí nhớ và sức khỏe toàn diện, cần thực hiện ngay những thay đổi cần thiết trong lối sống. Đừng để béo phì làm giảm chất lượng cuộc sống! Hãy liên hệ với MedFit ngay hôm nay để được tư vấn và xây dựng một kế hoạch giảm cân phù hợp với nhu cầu cá nhân và cải thiện sức khỏe trí nhớ.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Danielle Moores. “Obesity: What You Need to Know“. Healthline
        2. Wong Zhang DE, Tran V, et al. “Pathophysiological Links Between Obesity and Dementia“. Neuromolecular Med. 2023;25(4):451-456. doi:10.1007/s12017-023-08746-1
        3. Kahn BB, Flier JS. “Obesity and insulin resistance“. J Clin Invest. 2000;106(4):473-481. doi:10.1172/JCI10842
        4. Yoon JH, Hwang J, et al. “How Can Insulin Resistance Cause Alzheimer’s Disease?“. Int J Mol Sci. 2023;24(4):3506. Published 2023 Feb 9. doi:10.3390/ijms24043506
        5. Taraneh Soleymani. “Can My Weight Cause Memory Issues?“. Obesity Action Coalition
        6. Jacquelyn Cafasso. “Common Health Conditions Related to Obesity“. Healthline
        7. Jill Seladi-Schulman. “Understanding the Link Between Dementia and Depression“. Healthline
        8. Wu N, Chen Y, et al. “Childhood Obesity and Academic Performance: The Role of Working Memory“. Front Psychol. 2017;8:611. Published 2017 Apr 19. doi:10.3389/fpsyg.2017.00611
        9. Ann Pietrangelo. “How to Prevent Dementia: Is It Possible?“. Healthline
        10. Jillian Kubala. “14 Natural Ways to Improve Your Memory“. Healthline
        11. Kerri-Ann Jennings. “Best Foods for A Healthy Brain and Improved Memory“. Healthline
        12. Cheke LG, Bonnici HM, et al. “Obesity and insulin resistance are associated with reduced activity in core memory regions of the brain“. Neuropsychologia. 2017;96:137-149. doi:10.1016/j.neuropsychologia.2017.01.013
        13. Knight SP, Laird E, et al. “Obesity is associated with reduced cerebral blood flow – modified by physical activity“. Neurobiol Aging. 2021;105:35-47. doi:10.1016/j.neurobiolaging.2021.04.008
        14. Simon GE, Von Korff M, et al. “Association Between Obesity and Psychiatric Disorders in the US Adult Population“. Arch Gen Psychiatry. 2006;63(7):824–830. doi:10.1001/archpsyc.63.7.824
        15. Shelton DJ, Kirwan CB. “A possible negative influence of depression on the ability to overcome memory interference“. Behav Brain Res. 2013;256:20-26. doi:10.1016/j.bbr.2013.08.016
        16. Legault J, Thompson C, et al. “Obstructive Sleep Apnea and Cognitive Decline: A Review of Potential Vulnerability and Protective Factors“. Brain Sci. 2021;11(6):706. Published 2021 May 27. doi:10.3390/brainsci11060706
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.