Tổng quan các loại béo bụng và cách điều trị

Béo bụng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng không chỉ đến ngoại hình mà còn đến sức khỏe tổng thể của con người. Tình trạng tích tụ mỡ thừa ở bụng được chia thành hai loại chính là béo bụng trên và béo bụng dưới, mỗi loại đều có nguyên nhân và ảnh hưởng riêng đến sức khỏe. Hiểu rõ về đặc điểm và tác động của hai loại béo bụng sẽ giúp nhận diện nguy cơ và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả. Mục tiêu của bài viết này là cung cấp thông tin về các loại béo bụng, qua đó có thể áp dụng để cải thiện cân nặng, sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Béo bụng là gì?

    Béo bụng là tình trạng tích tụ mỡ quá mức ở vùng bụng, bao gồm hai loại mỡ chính là mỡ nội tạng (xung quanh các cơ quan bên trong như gan, dạ dày) và mỡ dưới da (lớp mỡ ngay dưới bề mặt da). Béo bụng là dấu hiệu thường thấy ở những người bị thừa cân hoặc béo phì, là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. So với mỡ ở các khu vực khác của cơ thể, mỡ bụng (đặc biệt là mỡ nội tạng) có khả năng gây viêm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn diện.

    Mo noi tang 1
    Béo bụng do hai loại mỡ chính là mỡ nội tạng và mỡ dưới da

    Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, giá trị vòng eo cao hơn các ngưỡng cụ thể được xem là dấu hiệu của béo bụng và có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và hội chứng chuyển hóa. Cụ thể, nam giới có vòng eo lớn hơn 94cm (châu Âu) và 90cm (châu Á), nữ giới có vòng eo lớn hơn 80cm (đối với cả người châu Âu và châu Á).

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Phân biệt béo bụng trên và béo bụng dưới

    Béo bụng có thể chia thành hai loại chính là béo bụng trên và béo bụng dưới. Mặc dù đều là biểu hiện của tình trạng tích tụ mỡ, cả hai đều có sự khác biệt rõ rệt về nguyên nhân, vị trí và ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc phân biệt hai loại béo bụng này rất quan trọng trong quá trình xác định phương pháp điều trị phù hợp.

    Béo bụng trên

    Béo bụng trên
    Béo bụng trên (hình minh họa)

    Béo bụng trên thường là do mỡ nội tạng, xuất hiện ở phần trên của rốn, gần với vùng ngực và dọc theo xương sườn. Đây là nơi mỡ nội tạng tích tụ xung quanh các cơ quan quan trọng như gan, dạ dày và tim. Vùng bụng trên to lên rõ rệt, có thể cảm nhận bụng cứng và căng do mỡ nội tạng nằm sâu dưới lớp cơ.

    Béo bụng trên thường do những yếu tố như căng thẳng kéo dài làm hormone cortisol được tiết ra làm mỡ có xu hướng tích tụ ở vùng bụng trên, chế độ ăn uống nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa, thói quen sinh hoạt ít vận động.

    Mỡ nội tạng trong béo bụng trên có khả năng gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Mỡ nội tạng bao quanh các cơ quan như gan, dạ dày và tim, làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan này. Bên cạnh đó, mỡ nội tạng còn tiết ra các chất gây viêm như IL-6, TNF-α và tiết ra quá mức hormone resistin, đồng thời kích hoạt làm tăng nồng độ cortisol tại các mô mỡ – hormone liên quan đến các vấn đề chuyển hóa. Điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:

    • Bệnh tim mạch: tích tụ mỡ nội tạng làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch và gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
    • Đái tháo đường típ 2: mỡ nội tạng có khả năng làm giảm độ nhạy insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin và phát triển đái tháo đường típ 2.
    • Rối loạn lipid máu: béo bụng trên có liên quan đến sự gia tăng mức cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, gây nguy cơ cao cho các vấn đề về mỡ máu.
    • Hội chứng chuyển hóa: sự kết hợp giữa béo bụng trên, huyết áp cao, đường huyết cao và rối loạn lipid máu là những dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa – một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2, gan nhiễm mỡ, bệnh thận mạn tính và suy giảm nhận thức nếu không được kiểm soát kịp thời.

    Béo bụng dưới

    béo bụng dưới
    Béo bụng dưới (hình minh họa)

    Béo bụng dưới chủ yếu là do mỡ dưới da, mỡ tích tụ ở phần dưới của rốn, gần hông và vùng eo. Loại mỡ này nằm ngay dưới bề mặt da và dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy, đặc biệt ở vùng bụng, đùi và mông.

    Béo bụng dưới có thể do một số nguyên nhân như mất cân bằng hormone (thường xảy ra ở phụ nữ do các giai đoạn như kinh nguyệt hoặc mãn kinh), lối sống ít vận động và tư thế ngồi quá nhiều trong thời gian dài. Béo bụng dưới cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ và tiêu thụ quá nhiều đường.

    Mặc dù ít có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và nguy hiểm bằng béo bụng trên, béo bụng dưới vẫn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm:

    • Tăng nguy cơ viêm nhẹ: sự tích tụ mỡ kéo dài có thể gây ra phản ứng viêm nhẹ trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và quá trình chuyển hóa.
    • Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý: béo bụng dưới thường tạo nên vòng bụng lớn, làm giảm sự tự tin và gây ra những vấn đề tâm lý như căng thẳng và lo lắng.
    • Tăng nguy cơ đau lưng và các vấn đề cơ xương: mỡ dưới da ở vùng bụng dưới có thể làm tăng trọng lượng cơ thể, gây áp lực lên cột sống và cơ bắp, dẫn đến đau lưng và các vấn đề về cơ xương khớp.
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Sự khác biệt về phân bố tình trạng béo bụng theo giới tính

      Nam giới và nồng độ testosterone trong cơ thể

      Ở nam giới, sự tích tụ mỡ ở bụng trên là hiện tượng phổ biến và có thể xảy ra cả khi nồng độ testosterone cao hoặc thấp. Testosterone là hormone chính của nam giới, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp và điều chỉnh sự phân bố mỡ, đặc biệt là ngăn chặn tích tụ mỡ dưới da.

      Khi còn trẻ tuổi, nồng độ testosterone còn cao, giúp duy trì khối lượng cơ lớn, tăng cường quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa mỡ tích tụ dưới da. Tuy nhiên, testosterone không hoàn toàn ngăn chặn sự tích tụ mỡ ở bụng trên hay mỡ nội tạng, dẫn đến xu hướng tích tụ mỡ bụng trên.

      Khi nam giới bắt đầu già đi, đặc biệt sau độ tuổi 40, mức testosterone giảm dần khiến khối lượng cơ bị suy giảm và tỷ lệ trao đổi chất chậm lại. Điều này làm cho quá trình tích mỡ bụng trên trở nên rõ rệt hơn. Testosterone thấp làm giảm khả năng ngăn chặn tích lũy mỡ nội tạng, khiến vùng bụng trên dễ dàng phát triển thành bụng bia.

      Bụng bia
      Testosterone thấp có thể dễ dàng phát triển thành bụng bia

      Nữ giới và nồng độ estrogen trong cơ thể

      Ngược lại, nữ giới có xu hướng tích mỡ ở vùng bụng dưới, đặc biệt là do tác động của estrogen. Estrogen là hormone chủ yếu ở nữ giới, điều chỉnh quá trình phân bố mỡ dưới da, tập trung tích tụ mỡ vào các vùng như đùi, mông và bụng dưới để chuẩn bị cho khả năng sinh sản và đảm bảo rằng phụ nữ có đủ năng lượng dự trữ cho các chức năng sinh sản như mang thai và cho con bú.

      Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen giảm mạnh gây ra sự thay đổi rõ rệt trong cách cơ thể tích tụ mỡ. Thay vì mỡ dưới da tích tụ ở các vùng như đùi và mông, mỡ có xu hướng chuyển sang tích tụ ở nội tạng, đặc biệt là vùng bụng trên.

      Mỡ bụng ở phụ nữ
      Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, mỡ có xu hướng chuyển sang tích tụ ở nội tạng, đặc biệt là vùng bụng trên

      Tóm lại, dù testosterone ở mức cao hay thấp, nam giới vẫn có xu hướng tích mỡ ở bụng trên, nhưng sự gia tăng tuổi tác và giảm testosterone làm tăng đáng kể tình trạng béo bụng và các nguy cơ sức khỏe liên quan. Còn ở phụ nữ, khi còn trẻ có xu hướng tích tụ mỡ bụng dưới nhiều hơn, nhưng sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm, quá trình tích tụ mỡ nội tạng tăng lên tăng tích mỡ bụng trên, làm gia tăng các nguy cơ sức khỏe liên quan đến tuổi tác. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát cân nặng ở phụ nữ, đặc biệt là sau mãn kinh.

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Béo bụng ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?

      Béo bụng trên và béo bụng dưới đều có những ảnh hưởng khác nhau đến cân nặng và quá trình tích tụ mỡ của cơ thể. Béo bụng trên thường xuất hiện sớm trong quá trình tăng cân vì mỡ nội tạng có xu hướng tích tụ nhanh hơn so với mỡ dưới da. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều năng lượng từ thực phẩm, đặc biệt là đường và chất béo bão hòa, nhưng không được đốt cháy thông qua hoạt động thể chất, phần năng lượng dư thừa này sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng không chỉ tích tụ quanh các cơ quan quan trọng như gan và thận mà còn có thể xâm nhập vào các mô, gây nguy cơ mắc các bệnh lý cao.

      Mỡ nội tạng bao quanh các cơ quan, chứa nhiều mạch máu và đóng vai trò như một cơ quan nội tiết. Loại mỡ này tiết ra các hormone như leptin và adiponectin, ảnh hưởng đến cảm giác no và quá trình chuyển hóa glucose. Khi sự điều tiết hormone này bị rối loạn, cơ thể dễ dàng nạp nhiều năng lượng hơn, dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ. Đồng thời, mỡ nội tạng gây kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng glucose hiệu quả, làm tăng đường huyết và tiếp tục tích trữ thêm mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng. Do đó, mỡ nội tạng có liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất của cơ thể nên dễ dàng tích tụ và phát triển nhanh chóng hơn.

      Ngược lại, béo bụng dưới liên quan đến sự tích tụ mỡ dưới da, diễn ra chậm hơn và thường là kết quả của quá trình tích tụ năng lượng kéo dài. Mỡ dưới da không xâm nhập vào các cơ quan nội tạng nhưng lại khó giảm hơn so với mỡ nội tạng do tốc độ trao đổi chất chậm hơn. Mỡ nội tạng thường tích tụ nhanh hơn và mỡ dưới da cũng có thể tích tụ đồng thời, đặc biệt khi cơ thể có lượng calo dư thừa kéo dài. Mỡ dưới da thường tập trung ở các vùng như bụng dưới, hông và eo.

      Khi bắt đầu giảm cân, mỡ nội tạng ở vùng bụng trên có xu hướng bị đốt cháy nhanh hơn do khả năng trao đổi chất mạnh mẽ hơn và phản ứng nhạy cảm với các thay đổi về dinh dưỡng và vận động. Điều này làm cho việc giảm béo bụng trên trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện đúng cách. Trong khi đó, mỡ bụng dưới đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn nhiều hơn, bởi đây là loại mỡ dưới da đã tích tụ lâu dài và ít nhạy cảm hơn với các thay đổi về lối sống.

      Việc giảm mỡ bụng dưới cần kết hợp giảm cân toàn thân và các bài tập chuyên biệt như gập bụng và plank để làm săn chắc cơ bụng, nhưng những bài tập này không trực tiếp làm giảm mỡ. Để đạt hiệu quả tối ưu, cần kết hợp cardio, chế độ ăn uống khoa học hoặc sử dụng các phương pháp thẩm mỹ để giảm mỡ khu trú một cách rõ rệt và nhanh chóng hơn.

      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Phương pháp giảm cân hiệu quả cho béo bụng

        Béo bụng là một trong những khu vực tích tụ mỡ khó giảm, do đó cần phải áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học và phù hợp. Phần này sẽ tập trung vào hai nhóm phương pháp chính là phương pháp giảm cân toàn thân và phương pháp giảm mỡ khu trú bằng công nghệ cao, đồng thời nhấn mạnh vào việc giảm cân toàn thân là nền tảng để giảm mỡ bụng hiệu quả.

        Phương pháp giảm cân toàn thân

        Giảm cân toàn thân là một trong những phương pháp quan trọng nhất để giảm mỡ bụng, không thể chỉ giảm mỡ ở một vùng cơ thể cụ thể mà không ảnh hưởng đến các vùng khác. Theo Després và cộng sự (2012), các bài tập chỉ tập trung vào vùng bụng, chẳng hạn như gập bụng hay plank, không mang lại hiệu quả giảm mỡ bụng nếu không có sự giảm cân toàn thân. Biện pháp giảm cân có thể kể đến bao gồm:

        • Chế độ ăn kiêng khoa học: chế độ ăn ít carbohydrate và giàu protein giúp giảm mỡ nội tạng nhanh chóng bằng cách giảm insulin và tăng tốc quá trình đốt cháy mỡ. Chất xơ từ rau xanh, một số loại trái cây và ngũ cốc nguyên cám cũng góp phần giảm hấp thụ mỡ và duy trì cảm giác no lâu hơn, giúp kiểm soát lượng calo hiệu quả.
        • Tập luyện thể chất: các bài tập cardio như chạy bộ, bơi lội và đạp xe giúp đốt cháy calo và giảm mỡ bụng. Bên cạnh đó, tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) thúc đẩy trao đổi chất ngay cả sau khi tập luyện, giúp đốt mỡ hiệu quả hơn. Tập thể lực, chẳng hạn như cử tạ hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể, không chỉ tăng cơ bắp mà còn tăng khả năng đốt calo tổng thể.
        • Kiểm soát căng thẳng và giấc ngủ: yoga, thiền và các phương pháp thư giãn có thể giúp giảm cortisol. Giấc ngủ đầy đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể duy trì cân bằng hormone, hỗ trợ quá trình giảm cân và giảm mỡ bụng hiệu quả hơn.
        • Điều trị nội khoa bằng thuốc giảm cân: cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thuốc nào được nghiên cứu điều trị riêng biệt cho tình trạng béo bụng bởi các loại thuốc giảm cân đều tác động đến cơ thể toàn diện. Một số loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã chấp thuận là phentermine-topiramate, orlistat, naltrexone-bupropion, liraglutide, semaglutidetirzepatide. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm cảm giác thèm ăn hoặc ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, được chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi Bác sĩ.
        Thuoc
        Các thuốc giảm cân đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận

        Phương pháp giảm mỡ khu trú bằng công nghệ cao

        Các phương pháp giảm mỡ khu trú bằng công nghệ cao đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Các phương pháp này tập trung vào việc giảm mỡ ở một số vùng cụ thể như bụng mà không cần phải giảm cân toàn thân. Đây thường là các phương pháp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Các phương pháp giảm mỡ khu trú bao gồm:

        • Hút mỡ: là phương pháp xâm lấn, hút mỡ thường được thực hiện đối với những trường hợp có lượng mỡ thừa lớn và cần loại bỏ ngay lập tức. Phương pháp này mang lại kết quả rõ rệt nhưng có nguy cơ biến chứng và đòi hỏi quá trình phục hồi lâu dài hơn.
        6 thang sau khi hut mo C1
        Hiệu quả giảm mỡ bụng sau 6 tháng hút mỡ
        • Quang đông hủy mỡ: đây là một trong những phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất để giảm mỡ khu trú. Quang đông hủy mỡ hoạt động bằng cách làm đông cứng các tế bào mỡ ở vùng bụng dưới nhiệt độ thấp, sau đó cơ thể sẽ tự động loại bỏ các tế bào mỡ chết qua hệ thống bạch huyết. Công nghệ này thường được sử dụng để giảm mỡ tại các vùng như bụng trên, bụng dưới, eo và đùi.
        Quang dong huy mo C1 2
        Hiệu quả giảm mỡ bụng của quang đông hủy mỡ
        • Sóng RF (radiofrequency): sử dụng sóng tần số cao để làm nóng các lớp mỡ dưới da, từ đó kích thích quá trình tiêu hủy mỡ thừa và tăng cường sản xuất collagen, giúp da săn chắc và giảm mỡ hiệu quả. Sóng RF được sử dụng để điều trị mỡ thừa vùng bụng dưới, bụng trên và các khu vực mỡ lỏng lẻo. Ngoài ra, sóng RF còn giúp cải thiện tình trạng da bị chảy xệ sau khi giảm mỡ.
        Contoura bụng 8
        Hiệu quả giảm mỡ bụng của sóng RF
        • Laser hủy mỡ: sử dụng năng lượng ánh sáng laser để làm tan chảy các tế bào mỡ. Sau khi mỡ bị hóa lỏng, cơ thể sẽ tự loại bỏ chúng qua hệ bài tiết tự nhiên. Laser thường được sử dụng để giảm mỡ tại các khu vực khó xử lý như bụng dưới, mỡ vùng hông và eo, giúp tạo hình vóc dáng mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này thường an toàn và ít gây đau.
        Hieu qua dieu tri laser giam mo C3
        Hiệu quả điều trị của laser hủy mỡ vào 6 tuần sau 1 buổi điều trị
        • Sóng siêu âm: sử dụng sóng siêu âm tần số cao để tạo ra các vi bọt trong mô mỡ, từ đó phá vỡ màng tế bào mỡ và khiến chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Phương pháp này hiệu quả cho những vùng mỡ cục bộ như bụng dưới, mông và đùi. Đặc biệt, sóng siêu âm còn giúp làm mỏng lớp mỡ dưới da mà không làm tổn thương các mô xung quanh.
        • HIFU (high-intensity focused ultrasound): sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao để tập trung năng lượng vào một vùng cụ thể dưới da, từ đó tạo ra nhiệt độ cao tại vùng điều trị. HIFU có khả năng phá hủy các tế bào mỡ vĩnh viễn mà không ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Đồng thời, phương pháp này còn kích thích sản xuất collagen, giúp làm săn chắc da sau khi giảm mỡ. HIFU phù hợp với các vùng mỡ cứng đầu ở bụng, giúp giảm mỡ hiệu quả và săn chắc da.
        Hieu qua C2 1
        Hiệu quả giảm mỡ bụng của công nghệ HIFU
        • HIFEM (high-intensity focused electromagnetic): sử dụng từ trường cường độ cao để kích thích các cơ tại vùng điều trị hoạt động mạnh mẽ, tạo ra các cơn co cơ sâu mà không cần vận động. Mỗi phiên điều trị có thể gây ra hàng nghìn cơn co cơ, giúp đốt cháy mỡ và tăng cơ bắp cùng lúc. HIFEM đặc biệt hiệu quả cho việc giảm mỡ và làm săn chắc cơ bụng, mông và đùi. Công nghệ này không chỉ giúp giảm mỡ mà còn đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp, tạo vóc dáng săn chắc rõ rệt.
        hifem emsculpt
        Hiệu quả giảm mỡ bụng của HIFEM
        • EMS (electrical muscle stimulation): sử dụng các dòng điện nhỏ để kích thích cơ bắp co bóp, mô phỏng quá trình tập luyện cơ. Mặc dù không trực tiếp tiêu hủy mỡ, EMS giúp cơ bắp phát triển và săn chắc, hỗ trợ việc giảm mỡ thông qua tăng cường trao đổi chất và cải thiện cấu trúc cơ thể. EMS thường được kết hợp trong các chương trình tập luyện để tăng cường hiệu quả giảm cân và săn chắc cơ thể.
        Evolve bụng 2 EMS
        Hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ bụng của công nghệ EMS

        Béo bụng trên và béo bụng dưới có những đặc điểm và nguy cơ sức khỏe khác nhau. Béo bụng trên dễ gây nguy hiểm do liên quan đến mỡ nội tạng, trong khi đó, béo bụng dưới khó giảm hơn nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Kiểm soát béo bụng đòi hỏi giảm cân toàn diện, bao gồm kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

        MedFit là Phòng khám chuyên sâu về điều trị béo phì, có đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo bài bản, luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc tư vấn và xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa, phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân, giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất và bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Després JP. “Body fat distribution and risk of cardiovascular disease: an update“. Circulation. 2012;126(10):1301-1313. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.111.067264
        2. Klein S, Allison DB, et al. “Waist circumference and cardiometabolic risk: a consensus statement from Shaping America’s Health: Association for Weight Management and Obesity Prevention; NAASO, The Obesity Society; the American Society for Nutrition; and the American Diabetes Association“. Am J Clin Nutr. 2007;85(5):1197-1202. doi:10.1093/ajcn/85.5.1197
        3. Ashwell M, Gunn P, Gibson S. “Waist-to-height ratio is a better screening tool than waist circumference and BMI for adult cardiometabolic risk factors: systematic review and meta-analysis“. Obes Rev. 2012;13(3):275-286. doi:10.1111/j.1467-789X.2011.00952.x
        4. Ross R, Neeland IJ, et al. “Waist circumference as a vital sign in clinical practice: a Consensus Statement from the IAS and ICCR Working Group on Visceral Obesity“. Nat Rev Endocrinol. 2020;16(3):177-189. doi:10.1038/s41574-019-0310-7
        5. Gadde KM, Martin CK, et al. “Obesity: Pathophysiology and Management“. J Am Coll Cardiol. 2018;71(1):69-84. doi:10.1016/j.jacc.2017.11.011
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.