Giấm táo có thực sự giúp giảm cân?

Giấm táo đã được sử dụng từ lâu do có nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt là trong y học và ẩm thực. Ngày nay, giấm táo còn được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân. Liệu giấm táo có thực sự hiệu quả trong việc giảm cân? Hãy cùng MedFit khám phá những công dụng mà giấm táo mang lại đồng thời giải đáp thắc mắc “Giấm táo có thực sự giúp giảm cân?” trong bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tổng quan về giấm táo

    Giấm táo là gì?

    Giấm, bắt nguồn từ tiếng Pháp là “vin aigre”, có nghĩa là “rượu chua”, được làm từ hầu hết mọi nguồn carbohydrate có thể lên men, bao gồm rượu vang, mật mía, chà là, lúa miến, táo, lê, nho, quả mọng, dưa, dừa, mật ong, bia, syrup cây phong, khoai tây, củ cải đường, mạch nha, ngũ cốc và váng sữa.

    Quá trình làm giấm khá đơn giản. Đầu tiên, nấm men lên men đường thực phẩm tự nhiên thành rượu. Tiếp theo, vi khuẩn lên men acid acetic (Acetobacter) chuyển đổi rượu thành acid acetic.

    Acid acetic là thành phần quyết định vị chua và mùi hăng, cay của giấm. Các thành phần khác của giấm bao gồm vitamin, muối khoáng, acid amin, hợp chất polyphenolic (acid gallic, catechin, acid caffeic, acid ferulic) và acid hữu cơ không bay hơi (acid tartaric, acid citric, acid malic, acid lactic).

    acid actetic là thành phần chính quyết định mùi vị của giấm
    Acid actetic là thành phần chính quyết định mùi vị của giấm

    Giấm táo (apple cider vinegar) là một trong ba loại giấm phổ biến nhất hiện nay, được sản xuất bằng cách lên men táo. Giấm táo chứa nhiều loại flavonoid, chẳng hạn như acid gallic, catechin, acid caffeic và acid ferulic. Giấm táo hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sức khỏe và thực phẩm.

    giấm táo có nhiều công dụng trong lĩnh vực y học và ẩm thực
    Giấm táo có nhiều công dụng trong lĩnh vực y học và ẩm thực

    Công dụng của giấm táo

    Ngoài thành phần chính là acid acetic, giấm táo còn chứa một lượng chất chống oxy hóa là các polyphenol, vitamin B, vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như magie, kali, calci, phospho… 100ml giấm táo cung cấp khoảng 13kcal. Giấm táo ngày nay được biết đến với nhiều công dụng, bao gồm:

    • Chống oxy hóa: giấm táo cung cấp các polyphenol, là hợp chất được tổng hợp bởi thực vật để chống lại sự stress và oxy hóa. Việc tiêu thụ polyphenol giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư.
    • Kiểm soát đường huyết: giấm táo đã được nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm rằng có khả năng kiểm soát mức đường trong máu thông qua việc giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm. Ở những đối tượng kháng insulin hay đái tháo đường loại 2, uống giấm làm giảm 64% đường huyết sau ăn so với nhóm sử dụng giả dược và tăng 34% độ nhạy insulin sau ăn.
    giấm táo kiểm soát mức đường trong máu thông qua việc giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm
    Giấm táo kiểm soát mức đường trong máu thông qua việc giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm
    • Phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh: từ thời xưa, giấm táo đã được ứng dụng trong y học để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngày nay, hiệu quả phòng ngừa nhiễm trùng của giấm táo đã được chứng minh rõ ràng trong ngành chế biến thực phẩm. Vì vậy, giấm táo hiện nay thường được sử dụng trong gia đình như một chất khử trùng tự nhiên để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trên rau.
    • Tác dụng có lợi trên tim mạch: tuy chưa có khuyến cáo khoa học nào về việc sử dụng giấm táo để ngăn ngừa bệnh tim mạch, nhiều nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Điều này khiến nhiều chuyên gia tin rằng giấm táo có thể đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch.
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Giấm táo có thực sự giúp giảm cân?

    Giấm táo được xem là một nguồn thực phẩm thông dụng trong đời sống. Nhiều người cho rằng việc sử dụng giấm táo thường xuyên và đúng cách sẽ mang lại kết quả đáng mong đợi trong quá trình giảm cân. Trên thực tế, nhiều thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên động vật và con người đã chứng minh rằng giấm táo hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân bằng nhiều cách thức khác nhau.

    Một nghiên cứu năm 2023 thực hiện trên 120 người thừa cân và béo phì ở Lebanon. Tình nguyện viên được cho dùng ngẫu nhiên 5ml, 10ml hoặc 15ml giấm táo hoặc giả dược mỗi ngày trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ giấm táo hàng ngày trong 4-12 tuần có thể giúp giảm đáng kể chỉ số BMI, số đo vòng eo và vòng hông, cân nặng và chỉ số mỡ trong cơ thể. Trong đó, nhóm uống 15ml giấm táo/ngày cho thấy sự giảm các chỉ số này rõ ràng nhất.

    Một nghiên cứu khác thực hiện trên chuột vào năm 2010 tại Nhật Bản đã báo cáo rằng acid acetic có thể ức chế khối lượng mỡ cơ thể và điều chỉnh các gen liên quan đến quá trình oxy hóa acid béo. Trong nghiên cứu này, nhóm chuột thí nghiệm được điều trị bằng acid acetic 1,5% có mức tiêu thụ oxy, tiêu thụ năng lượng và oxy hóa chất béo cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng là nước. Kết quả này cho thấy rằng sử dụng giấm có thể làm tăng sử dụng năng lượng, dẫn đến ức chế khối lượng mỡ cơ thể.

    Một tập hợp 4 nghiên cứu ngắn hạn về việc sử dụng giấm trong 2 năm 2021-2022 kết luận rằng sử dụng giấm có thể ức chế cảm giác thèm ăn lên đến 120 phút sau bữa ăn. Điều này cho thấy các loại giấm, bao gồm cả giấm táo có thể hỗ trợ tốt trong việc ăn kiêng và giảm cân.

    Một phân tích có hệ thống đã được tiến hành trong các cơ sở dữ liệu điện tử năm 2020-2021 để kiểm tra ảnh hưởng của giấm táo lên các chỉ số sinh hóa liên quan tới cân nặng. Kết quả cho thấy giấm táo làm giảm rõ rệt cholesterol toàn phần và triglycerid, nồng độ đường trong huyết tương lúc đói và cải thiện độ nhạy của insulin. Các nghiên cứu này đã chứng minh rằng giấm táo có tiềm năng trong việc kiểm soát rối loạn lipid máu, một bệnh thường gặp ở những người thừa cân và béo phì, thông qua việc tăng bài tiết acid mật, tăng ly giải và giảm tân tạo lipid.

    Như vậy, có thể thấy rằng giấm táo có tác dụng hữu ích trong việc giảm cân và các chỉ số liên quan tới cân nặng thông qua ngăn tích tụ mỡ, tăng độ nhạy insulin và giảm nồng độ đường huyết. Ngoài ra, giấm táo còn có thể ức chế cảm giác thèm ăn, tuy nhiên cơ chế này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Không những vậy, giấm táo còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý có thể gặp phải do thừa cân hay béo phì như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch hay đái tháo đường.

    giấm táo có tác dụng hữu ích trong việc giảm các chỉ số liên quan tới cân nặng
    Giấm táo có tác dụng hữu ích trong việc giảm các chỉ số liên quan tới cân nặng
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Cách sử dụng giấm táo và các lưu ý

      Giấm táo đã được chứng minh có thể hỗ trợ giảm cân bằng nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học để xác định rõ ràng lợi ích và nguy cơ khi sử dụng giấm táo nhằm mục đích điều chỉnh cân nặng. Vì vậy, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào từ các tổ chức hoặc hiệp hội y tế về việc bổ sung giấm táo vào phác đồ giảm cân hoặc giảm mỡ. Mặc dù không thể thay thế thuốc điều trị, giấm táo vẫn có thể bổ sung với lượng vừa đủ mỗi ngày kết hợp với lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình giảm cân và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

      Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm chứa giấm táo trên thị trường, giúp cho nhiều người dễ tiếp cận và sử dụng. Giấm là sản phẩm có tính acid nên cần lưu ý một số điều sau đây để sử dụng giấm táo một cách an toàn và hiệu quả nhất:

      • Liều lượng giấm táo phù hợp là khoảng 15ml mỗi ngày. Trong nhiều nghiên cứu, 15ml giấm táo đem lại hiệu quả giảm cân rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chưa từng dùng giấm táo, nên bắt đầu với liều thấp (khoảng 5ml). Đồng thời, không nên dùng quá nhiều giấm táo vì giấm có tính acid, có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày hay ăn mòn men răng.
      • Nên sử dụng giấm táo làm các món trộn hoặc pha loãng với nước uống để tạo cảm giác ngon miệng, giảm mùi hăng và vị chua của giấm, giúp tăng hấp thu giấm táo. Ngoài ra, có thể bổ sung giấm táo bằng thực phẩm chức năng như viên uống giấm táo.
      • Nên tách nhỏ liều giấm táo ra uống trước mỗi bữa ăn, khoảng 2-3 lần/ngày để tránh tác dụng không mong muốn của giấm lên hệ tiêu hóa.
      • Cần thông báo với Bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian dùng giấm táo vì tính chất acid của giấm táo có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Một số thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi tính chất của giấm táo có thể kể đến như sắt, aspirin, thuốc ức chế bơm proton…
      • Giấm táo không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc điều trị. Vì vậy phải tuân thủ phác đồ điều trị của Bác sĩ, đồng thời cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và lối sống lành mạnh để có vóc dáng như mong muốn.
      thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
      Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp
      ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
      Ca lâm sàng giảm cân tại MedFit

      Mặc dù giấm táo có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vào khả năng ức chế cảm giác thèm ăn, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ đốt cháy mỡ, đây chỉ là một phần trong lối sống lành mạnh và không thể thay thế cho một chiến lược giảm cân toàn diện. Với chương trình giảm cân đa mô thức tại MedFit, bạn sẽ được xây dựng lộ trình riêng, tối ưu hóa từ dinh dưỡng đến vận động, giúp đạt mục tiêu cân nặng bền vững và cải thiện sức khỏe toàn diện. Hãy đến với MedFit để trải nghiệm hành trình giảm cân khoa học.

      Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
      Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

      Tài liệu tham khảo

      1. Johnston CS, Gaas CA. “Vinegar: medicinal uses and antiglycemic effect“. MedGenMed. 2006 May 30;8(2):61. PMID: 16926800; PMCID: PMC1785201
      2. Hadi A, Pourmasoumi M, et al. “The effect of apple cider vinegar on lipid profiles and glycemic parameters: a systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials“. BMC Complement Med Ther. 2021 Jun 29;21(1):179. doi: 10.1186/s12906-021-03351-w. PMID: 34187442; PMCID: PMC8243436
      3. Launholt TL, Kristiansen CB, Hjorth P. “Safety and side effects of apple vinegar intake and its effect on metabolic parameters and body weight: a systematic review“. Eur J Nutr. 2020 Sep;59(6):2273-2289. doi: 10.1007/s00394-020-02214-3. Epub 2020 Mar 13. PMID: 32170375
      4. Kondo T, Kishi M, et al. “Vinegar intake reduces body weight, body fat mass, and serum triglyceride levels in obese Japanese subjects“. Biosci Biotechnol Biochem. 2009 Aug;73(8):1837-43. doi: 10.1271/bbb.90231. Epub 2009 Aug 7. PMID: 19661687
      5. Abou-Khalil R, Andary J, El-Hayek E. “Apple cider vinegar for weight management in Lebanese adolescents and young adults with overweight and obesity: a randomised, double-blind, placebo-controlled study“. BMJ Nutr Prev Health. 2024 Mar 12;7(1):61-67. doi: 10.1136/bmjnph-2023-000823. PMID: 38966098; PMCID: PMC11221284
      Content Protection by DMCA.com
      logo MedFit

      Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.