Hút mỡ có giúp giảm cân không?

Hút mỡ là một kỹ thuật đã được áp dụng từ lâu và hiện nay vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng để giảm mỡ dưới da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu lầm rằng hút mỡ là một phương pháp giảm cân. Trên thực tế, hút mỡ chỉ giúp giảm mỡ dưới da tại vùng điều trị, hay còn gọi là giảm mỡ cục bộ (body contouring) mà không làm giảm đáng kể số cân nặng. Hãy cùng MedFit khám phá chi tiết hơn về chủ đề “Hút mỡ có giúp giảm cân không?” trong bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tổng quan về hút mỡ

    Hút mỡ là một thủ thuật ngoại khoa sử dụng ống thông cannula đưa vào dưới da để loại bỏ mỡ thừa. Quá trình này có thể kèm hoặc không kèm các biện pháp làm tan mỡ trước khi hút ra ngoài. Sau khi loại bỏ mỡ, Bác sĩ có thể tạo hình lại vùng điều trị để đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biến chứng và tử vong của việc hút mỡ thấp hơn so với nhiều loại phẫu thuật khác, làm cho nó trở thành một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị mỡ thừa cục bộ​.

    ống thông cannula sử dụng trong phẫu thuật hút mỡ
    Ống thông cannula sử dụng trong phẫu thuật hút mỡ (hình minh họa)

    Ngoài ra, mỡ tự thân thu được từ quá trình hút mỡ có thể được tiêm lại vào các vị trí khác trên cơ thể như mặt hoặc mông để làm đầy và tạo hình. Điều này giúp tận dụng tối đa lượng mỡ thừa và cải thiện về mặt thẩm mỹ một cách toàn diện cho bệnh nhân​.

    Mục tiêu hút mỡ có sự khác biệt giữa nam và nữ. Đối với phụ nữ, hút mỡ nhằm mang lại đường nét cân đối cho ngực, eo, hông và mông. Đối với nam giới, mục tiêu chính là đạt được sự săn chắc ở phần thân trên, bao gồm việc loại bỏ mô mỡ thừa ở hai bên hông lưng​​.

    Việc lựa chọn phương pháp hút mỡ cần dựa trên sự tư vấn kĩ lưỡng từ Bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Những phương pháp hút mỡ có thể kể đến bao gồm:

    • Hút mỡ có hỗ trợ hút: hút mỡ có hỗ trợ hút là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất, Bác sĩ tiêm dung dịch tumescent (epinephrine, NaHCO3 và lidocain) để làm co mạch và gây tê cục bộ. Sau đó, phương pháp hút chân không được sử dụng để loại bỏ mỡ khỏi cơ thể.
    hút mỡ có hỗ trợ hút (hình minh họa)
    Hút mỡ có hỗ trợ hút (hình minh họa)
    • Hút mỡ hỗ trợ siêu âm: hút mỡ hỗ trợ siêu âm (ultrasound assisted liposuction – UAL) sử dụng năng lượng siêu âm qua một thanh kim loại đặt dưới da để hóa lỏng mỡ trước khi loại bỏ.
    • Hút mỡ khuếch đại năng lượng sóng siêu âm: là một biến thể của hút mỡ hỗ trợ siêu âm, hút mỡ khuếch đại năng lượng sóng siêu âm (VASER) sử dụng ống kim loại có rãnh và sóng siêu âm để phá vỡ và loại bỏ mỡ.
    • Hút mỡ hỗ trợ điện: hút mỡ hỗ trợ điện (power assisted liposuction – PAL) sử dụng một ống thông nhỏ di chuyển qua lại trên lớp mỡ để phá vỡ nó.
    • Hút mỡ hỗ trợ laser: hút mỡ hỗ trợ laser (SmartLipo™ và SlimLipo™) sử dụng đèn laser mạnh để phá vỡ và hóa lỏng mỡ. Việc thực hiện phương pháp này chỉ cần một vết nhỏ trên da.
    • Hút mỡ hỗ trợ RF: hút mỡ hỗ trợ RF (radiofrequency assisted liposuction) sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để làm nóng và hóa lỏng mỡ trước khi loại bỏ, đồng thời phương pháp này còn làm săn chắc da sau khi mỡ được loại bỏ.

    Những kỹ thuật này mang lại nhiều sự lựa chọn khác nhau cho việc hút mỡ. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng, việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

    Banner cam kết giảm 25cm vòng eo
    Banner cam kết giảm 25 cm vòng eo MedFit

    Chỉ định hút mỡ

    Việc phẫu thuật hút mỡ có hai mục đích khác nhau, đó là hút mỡ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ nhằm cải thiện sắc đẹp hoặc hút mỡ để điều trị các rối loạn bệnh lý:

    Chỉ định thẩm mỹ

    • Điêu khắc hình dáng cơ thể: hút mỡ thường được sử dụng để cải thiện đường nét cơ thể bằng cách loại bỏ mỡ từ các vùng như bụng, đùi, mông, cổ, cằm, cánh tay trên, bắp chân và lưng.
    • Biện pháp hỗ trợ cho các phẫu thuật khác: hút mỡ thường được kết hợp với các thủ thuật thẩm mỹ khác, ví dụ như phẫu thuật tạo hình thành bụng để tối ưu hóa hiệu quả điều trị bằng cách giảm các mảng mỡ cục bộ.
    • Cấy mỡ: mỡ tự thân được lấy ra qua quá trình hút mỡ có thể được tinh chế và tiêm lại vào các vùng khác của cơ thể cần tăng thể tích, chẳng hạn như mông (nâng mông kiểu Brazil) hoặc mặt.
    chỉ định thẩm mỹ của hút mỡ (hình minh họa)
    Chỉ định thẩm mỹ của hút mỡ (hình minh họa)

    Chỉ định điều trị

    • U mỡ: hút mỡ là một phương pháp hiệu quả cho việc điều trị các khối u mỡ lành tính, do đó hút mỡ là một giải pháp thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ các khối u mỡ.
    • Phù bạch huyết: những bệnh nhân bị phù bạch huyết có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày do sự tích tụ mỡ dưới da, vì vậy việc hút mỡ có thể cải thiện khả năng vận động.
    • Hội chứng rối loạn dưỡng mỡ: hút mỡ có thể giúp tái phân bố mỡ một cách hợp lý hơn ở những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng rối loạn dưỡng mỡ.
    • Bệnh lý phì đại tuyến vú ở nam giới (gynecomastia): hút mỡ được sử dụng để điều trị bệnh lý phì đại tuyến vú, là tình trạng mô vú phát triển quá mức ở nam giới bằng cách loại bỏ mỡ và mô tuyến thừa.
    • Phẫu thuật tái tạo: hút mỡ giúp chuẩn bị các vạt mô cho các thủ thuật tái tạo và có thể được sử dụng để thu thập mỡ cho phương pháp cấy mỡ tự thân.
    Nhận ngay voucher Giảm 50% cho tất cả Công nghệ tăng cơ giảm mỡ tại MedFit
    Voucher công nghệ tăng cơ giảm mỡ MedFit

      * Voucher chỉ áp dụng cho buổi liệu trình lẻ đầu tiên của khách hàng tại phòng khám MedFit

      Vậy hút mỡ có giúp giảm cân?

      Hút mỡ là một phương pháp phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ, được thiết kế để cải thiện hình dáng cơ thể bằng cách loại bỏ mỡ thừa ở các vùng cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là phương pháp thay thế cho việc giảm cân hay điều trị béo phì và chỉ nên được thực hiện bởi các Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tối đa. Trong mỗi lần điều trị, lượng mỡ hút ra không nên vượt quá 5 lít (khoảng 4kg) để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS).

      lượng mỡ hút ra không nên vượt quá 5 lít (khoảng 4kg) trong mỗi lần điều trị
      Lượng mỡ hút ra không nên vượt quá 5 lít (khoảng 4kg) trong mỗi lần điều trị

      Quá trình hút mỡ tập trung vào việc loại bỏ mỡ cục bộ, giúp cải thiện đường nét cơ thể ở các vùng như bụng và đùi nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng toàn cơ thể. Ngược lại, giảm cân hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi lối sống toàn diện bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện, giúp giảm mỡ toàn thân và cải thiện sức khỏe lâu dài, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến thừa cân và béo phì. Cần phải lưu ý rằng việc hút mỡ không thể thay thế chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

      giảm cân hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi lối sống toàn diện bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện
      Giảm cân hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi lối sống toàn diện bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện

      Các tế bào mỡ sẽ được loại bỏ ngay lập tức trong quá trình hút mỡ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Seretis và cộng sự vào năm 2015 cho thấy cơ thể thường tích tụ mỡ trở lại gần mức ban đầu ở mốc thời gian vài tháng sau khi hút mỡ. Điều này cho thấy rằng hút mỡ không thể duy trì giảm mỡ lâu dài nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên vận động thể lực.

      Tuy nhiên, việc hút mỡ vẫn mang đến một số lợi ích tiềm năng về sức khỏe như đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu, chẳng hạn như:

      • Tăng chỉ số HDL: một nghiên cứu cho thấy hút mỡ có thể giúp tăng chỉ số HDL (lipoprotein tỷ trọng cao), giúp giảm tích tụ cholesterol trong máu và các mô.
      • Tăng IL-10: IL-10 là một cytokine chống viêm, được phát hiện tăng sau khi thực hiện hút mỡ, điều này có thể cải thiện phản ứng viêm của cơ thể.
      • Cải thiện độ nhạy insulin: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút mỡ có thể cải thiện độ nhạy insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật.
      • Giảm đường huyết lúc đói và HbA1c: một nghiên cứu khác cho thấy việc hút mỡ có thể làm giảm chỉ số đường huyết lúc đói và HbA1c (chỉ số HbA1c được dùng để đánh giá mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng) kéo dài đến 1 năm sau khi phẫu thuật hút mỡ ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

      Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số lượng nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích của việc hút mỡ còn hạn chế nên cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra thêm nhiều bằng chứng thuyết phục cho các lợi ích này.

      Banner cam kết giảm 25cm vòng eo
      Banner cam kết giảm 25 cm vòng eo MedFit

      Tác dụng phụ và biến chứng của hút mỡ

      Theo nghiên cứu của Kaoutzanis và cộng sự vào năm 2015, tỷ lệ gặp phải các biến chứng chung của việc hút mỡ là 2,4%. Các biến chứng sau phẫu thuật hút mỡ bao gồm:

      • Biến dạng đường nét cơ thể: đây là biến chứng phổ biến nhất của việc hút mỡ với 9% bệnh nhân báo cáo tình trạng lõm hoặc nhô ở da, hình thành nếp gấp hoặc nếp nhăn trên da sau phẫu thuật. Biến dạng đường nét có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng ống thông cannula có đường kính nhỏ.
      • Nhiễm trùng vết thương: tỷ lệ nhiễm trùng ít hơn 3% trong các trường hợp hút mỡ nội viện và khoảng 1% trong các ca phẫu thuật ngoại viện.
      • Tụ dịch và tụ máu: đây là biến chứng hiếm gặp, thường xuất hiện khi thực hiện động tác thô bạo hoặc sử dụng các phương pháp hút mỡ truyền thống.
      • Rối loạn cảm giác: một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng rối loạn cảm giác như tê bì hoặc cảm giác đau do tổn thương dây thần kinh trong quá trình hút mỡ, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
      • Thuyên tắc mỡ: đây là biến chứng rất hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong lên đến 10-15%, xảy ra trong vòng 12-72 giờ sau khi phẫu thuật hút mỡ, do đó bệnh nhân sau khi thực hiện hút mỡ cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng.
      • Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: chiếm tỷ lệ thấp ở mức 0,03% sau phẫu thuật hút mỡ.
      • Phản ứng dị ứng: một số bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc các chất được tiêm vào cơ thể trong quá trình hút mỡ.
      • Sẹo: mặc dù hầu hết các vết rạch trong phẫu thuật hút mỡ đều nhỏ và ít để lại sẹo, một số bệnh nhân có thể phát triển sẹo lớn hoặc sẹo lồi tùy thuộc vào cơ địa và quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.
      tụ dịch sau thủ thuật hút mỡ (hình minh họa)
      Tụ dịch sau thủ thuật hút mỡ (hình minh họa)
      Nhận ngay voucher Giảm 50% cho tất cả Công nghệ tăng cơ giảm mỡ tại MedFit
      Voucher công nghệ tăng cơ giảm mỡ MedFit

        * Voucher chỉ áp dụng cho buổi liệu trình lẻ đầu tiên của khách hàng tại phòng khám MedFit

        Các phương pháp thay thế hút mỡ

        Mặc dù hút mỡ giúp nhanh chóng cải thiện đường nét cơ thể, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như đã đề cập ở trên​​. Hiện nay, nhiều phương pháp giảm mỡ cục bộ không xâm lấn đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận, mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn nhiều so với phẫu thuật hút mỡ, bao gồm:

        • Phương pháp quang đông hủy mỡ (cryolipolysis): là phương pháp làm lạnh và đông đặc các tế bào mỡ, gây ra sự phân hủy tự nhiên mà không cần phẫu thuật, từ đó làm giảm mỡ dưới da mà không để lại sẹo sau quá trình điều trị.
        phương pháp quang đông hủy mỡ (hình minh họa)
        Phương pháp quang đông hủy mỡ (hình minh họa)
        • Phương pháp tiêm giảm mỡ: sử dụng các hoạt chất thích hợp qua đường tiêm để phá hủy các tế bào mỡ dưới da, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng và có thời gian hồi phục nhanh hơn​​.
        hình minh họa tiêm giảm mỡ
        Phương pháp tiêm giảm mỡ (hình minh họa)
        • Phương pháp RF (radiofrequency): sử dụng sóng vô tuyến để làm nóng và co rút các sợi collagen, giúp làm săn chắc da và tăng cường độ đàn hồi của làn da, góp phần cải thiện đường nét cơ thể​​.
        công nghệ rf contoura tại medfit
        Phương pháp RF (hình minh họa)
        phương pháp hifu (hình minh họa)
        Phương pháp HIFU (hình minh họa)

        Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp giảm mỡ nào thì việc quản lý cân nặng luôn là yếu tố then chốt để duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài. Điều này bao gồm việc thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên:

        • Lượng năng lượng tiêu thụ và tiêu hao: cần phải đảm bảo lượng calo tiêu thụ phù hợp với mức năng lượng tiêu hao, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
        • Hoạt động thể chất: thực hiện các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để duy trì sức khỏe và cân nặng phù hợp.
        • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia: tìm đến các chuyên gia y tế để có kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng cá nhân, giúp đạt được hiệu quả và duy trì kết quả tối ưu.
        thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị giảm mỡ bằng các công nghệ tiên tiến không xâm lấn
        Thăm khám với Bác sĩ để được tư vấn và điều trị giảm mỡ bằng các công nghệ tiên tiến không xâm lấn

        Hút mỡ là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ mỡ thừa ở những vùng cụ thể, với mục đích cải thiện đường nét cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hút mỡ không phải là phương pháp giảm cân toàn diện vì nó không làm giảm trọng lượng cơ thể một cách đáng kể. Để giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng phù hợp, việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao đều đặn là rất quan trọng. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của hút mỡ đến việc giảm cân và tìm ra phương pháp giảm mỡ phù hợp, hãy đọc bài viết giải thích chi tiết từ MedFit và đừng quên theo dõi để cập nhật thêm thông tin cũng như các mẹo về sức khỏe hữu ích nhé!

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Davis W, Lawrence N. “Weight Loss: How Does It Fit in With Liposuction?“. Dermatol Surg. 2020;46 Suppl 1:S22-S28. doi:10.1097/DSS.0000000000002225
        2. Wu S, Coombs DM, Gurunian R. “Liposuction: Concepts, safety, and techniques in body-contouring surgery“. Cleve Clin J Med. 2020 Jun;87(6):367-375. doi: 10.3949/ccjm.87a.19097. PMID: 32487557
        3. Liposuction: What Can It Do For Me?“. American Academy of Dermatology Association
        4. Liposuction Guide“. American Board of Cosmetic Surgery
        5. Liposuction“. American Society for Aesthetic Plastic Surgery
        6. Xia Y, Zhao J, Cao DS. “Safety of Lipoabdominoplasty Versus Abdominoplasty: A Systematic Review and Meta-analysis“. Aesthetic Plast Surg. 2019 Feb;43(1):167-174. doi: 10.1007/s00266-018-1270-3. Epub 2018 Dec 3. PMID: 30511162
        7. Seretis K, Goulis DG, et al. “Short- and Long-Term Effects of Abdominal Lipectomy on Weight and Fat Mass in Females: a Systematic Review“. Obes Surg. 2015 Oct;25(10):1950-8. doi: 10.1007/s11695-015-1797-1. PMID: 26210190
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.