Tốc độ giảm cân bao nhiêu là đúng với khuyến cáo?

Nhiều thẩm mỹ viện hiện quảng cáo các liệu trình giảm cân cấp tốc, khiến nhiều người lầm tưởng rằng có thể giảm cân nhanh mà không gặp rủi ro. Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh thường dẫn đến mất khối cơ, rối loạn chuyển hóa và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Giảm cân an toàn không chỉ đơn thuần là con số cân nặng giảm được, mà cần đảm bảo hiệu quả bền vững và không gây hại lâu dài. Vậy giảm bao nhiêu cân mỗi tuần mới đúng theo khuyến cáo của các tổ chức và hiệp hội y tế? Bài viết này sẽ làm rõ tốc độ giảm cân an toàn, những rủi ro tiềm ẩn của việc giảm cân quá nhanh và các chiến lược khoa học để đạt được mục tiêu cân nặng bền vững.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Các khuyến cáo hiện đang nói gì về tốc độ giảm cân?

    Vì tốc độ giảm cân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả giữ cân lâu dài, các tổ chức y tế hàng đầu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm cân với tốc độ hợp lý. Những khuyến cáo này nhằm đảm bảo quá trình giảm cân an toàn, bền vững và không gây hại cho cơ thể.

    Khuyến cáo chung của các tổ chức y tế

    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì (2022) của Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo giảm cân 5-15% trong khoảng thời gian 6 tháng là thực tế và đã được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe. Có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn (≥ 20%) đối với những người có mức độ béo phì cao hơn (BMI ≥ 35).

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tốc độ giảm cân an toàn là từ 1-2 pound (khoảng 0,45-0,9 kg) mỗi tuần.

    Phác đồ của Trường Môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Béo phì (TOS) trong tài liệu “Hướng dẫn AHA/ACC/TOS về Quản lý thừa cân và béo phì ở người lớn” (2013) khuyến nghị mục tiêu ban đầu là giảm 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, tài liệu cũng lưu ý rằng chế độ ăn cực kỳ ít calo (dưới 800kcal/ngày) có thể giúp giảm cân nhanh hơn, nhưng chỉ nên áp dụng trong các trường hợp đặc biệt và phải có sự giám sát y tế do nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Phác đồ của Hiệp hội Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) và Trường Môn Nội tiết Hoa Kỳ (ACE) trong tài liệu “Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng về béo phì của AACE/ACE” (2016) khuyến cáo không nên vượt quá 1,5kg mỗi tuần để tránh các biến chứng như sỏi mật.

    Cơ sở khoa học của tốc độ giảm cân theo khuyến cáo

    Nhìn chung, các hướng dẫn an toàn và hiệu quả tốc độ giảm cân được khuyến cáo là từ 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu trong khoảng 6 tháng. Tốc độ này có thể đạt được nhờ tạo ra mức thâm hụt 500-1000kcal mỗi ngày, tức là chế độ ăn 1200-1500kcal mỗi ngày cho nữ giới và 1500-1800kcal cho nam giới (mức năng lượng có thể điều chỉnh dựa trên cân nặng và mức độ hoạt động thể chất của từng cá nhân).

    Các khuyến cáo về việc giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, cho thấy đây là mức giảm cân an toàn và hiệu quả:

    • Nghiên cứu của Look AHEAD Research Group (2006), nghiên cứu của Knowler và cộng sự (2002) cho thấy rằng việc giảm cân trong khoảng này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2. Cụ thể, nhóm tham gia trong nghiên cứu Look AHEAD giảm 7% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, cải thiện huyết áp, cholesterol và đường huyết.
    • Nghiên cứu của Wing và Hill (2001) cho thấy việc giảm cân từ từ giúp duy trì khối cơ, bảo vệ trao đổi chất và cải thiện khả năng duy trì cân nặng lâu dài.
    • Nghiên cứu của Dulloo và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng giảm cân nhanh chóng có thể dẫn đến mất cơ bắp và giảm tỷ lệ trao đổi chất, điều này làm tăng nguy cơ tăng cân trở lại sau đó.
    • Nghiên cứu của Weinsier và cộng sự (1995) khẳng định rằng việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là vượt quá 1,5kg mỗi tuần, có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.

    Do đó, việc giới hạn tốc độ giảm cân và tuân thủ một phương pháp giảm cân an toàn là rất cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo hiệu quả giảm cân lâu dài.

    tốc độ giảm cân 5-10% cân nặng trong 6 tháng là an toàn và hiệu quả
    Giảm 5-10% cân nặng trong 6 tháng là mức giảm an toàn và hiệu quả
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giảm cân

    Mặc dù áp dụng cùng một chế độ dinh dưỡng và vận động, tốc độ giảm cân ở mỗi người vẫn có thể khác nhau do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân. Các yếu tố này bao gồm tuổi tác, giới tính, di truyền, chỉ số BMI ban đầu và tình trạng sức khỏe:

    • Tuổi tác: người trẻ tuổi thường có tốc độ trao đổi chất cao hơn nên giảm cân dễ dàng hơn so với người lớn tuổi.
    • Giới tính: nam giới thường có khối lượng cơ bắp lớn hơn nữ giới, làm tăng tốc độ đốt cháy năng lượng ngay cả khi nghỉ ngơi, hỗ trợ giảm cân nhanh hơn so với nữ.
    người có vùng mỡ thừa cục bộ
    Nữ giới có khối lượng cơ ít hơn nam giới nên quá trình giảm cân diễn ra chậm hơn
    • Gen di truyền: gen ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và cách cơ thể lưu trữ chất béo. Một số biến thể gen có liên quan đến khuynh hướng tăng cân và béo phì, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ giảm cân của mỗi cá nhân.
    • Chỉ số BMI ban đầu: người có BMI cao hơn thường dễ giảm cân nhanh hơn lúc đầu nhưng sẽ chậm lại khi đến gần mức cân nặng lý tưởng.
    • Tình trạng sức khỏe: các bệnh lý nền như đái tháo đường và bệnh tim mạch ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và tiêu hao năng lượng, làm giảm tốc độ giảm cân và có thể tăng nguy cơ suy giảm khối cơ trong quá trình giảm cân.
    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Các ảnh hưởng tiêu cực của việc giảm cân nhanh

      Giảm cân là một hành trình phức tạp, không chỉ đơn thuần là giảm số cân nặng mà còn là sự thích nghi về mặt chuyển hóa và hành vi của cơ thể. Để đạt được hiệu quả giảm cân bền vững và đảm bảo sức khỏe, tốc độ giảm cân hợp lý là điều thiết yếu.

      Khi cơ thể bắt đầu một chế độ ăn kiêng giảm calo, cần có thời gian để các hệ thống sinh lý bên trong điều chỉnh, giúp quá trình trao đổi chất thích nghi với sự thiếu hụt năng lượng:

      • Nghiên cứu của Weinsier và cộng sự (1995) cho thấy giai đoạn đầu của quá trình giảm cân, từ 2-4 tuần, là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể điều chỉnh và cần giảm thiểu nguy cơ của tình trạng chuyển hóa chậm. Chuyển hóa chậm là một trạng thái khi cơ thể giảm tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (basal metabolic rate – BMR) để bảo tồn năng lượng trong điều kiện thiếu hụt calo nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể phát hiện lượng năng lượng nạp vào không đủ cho nhu cầu sinh lý và bắt đầu điều chỉnh để sử dụng năng lượng ít hơn.
      • Nghiên cứu của Dulloo và cộng sự (1997) chỉ ra rằng cơ chế này không chỉ làm chậm quá trình giảm cân mà còn tăng nguy cơ tăng cân trở lại khi kết thúc ăn kiêng, vì cơ thể đã thích ứng với mức năng lượng thấp hơn. Hiện tượng này còn làm tăng cảm giác đói, khiến người giảm cân dễ rơi vào tình trạng ăn bù, cản trở nỗ lực duy trì cân nặng.

      Vì vậy, áp dụng chế độ giảm cân từ từ cũng là một cách hiệu quả để tránh tình trạng chuyển hóa chậm và hỗ trợ quá trình giảm cân bền vững.

      Trong quá trình giảm cân, cơ thể không chỉ sử dụng mỡ dự trữ mà còn phân giải cả protein trong cơ bắp để đáp ứng nhu cầu năng lượng, đặc biệt khi chế độ ăn kiêng cắt giảm calo quá mức. Khi tốc độ giảm cân diễn ra nhanh, tỷ lệ mất cơ bắp sẽ tăng cao hơn, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và thể trạng. Nghiên cứu của Hall và cộng sự (2012) cho thấy rằng mất cơ không chỉ làm suy giảm sức mạnh thể chất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Khi khối cơ giảm, cơ thể tiêu hao ít năng lượng hơn, làm tăng nguy cơ tăng cân trở lại sau khi kết thúc chế độ giảm cân. Hơn nữa, sự mất cơ bắp cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở những người giảm cân quá nhanh mà không có sự cân đối về dinh dưỡng và vận động.

      hình minh họa mất cơ ở bắp tay
      Giảm cân nhanh khiến tỷ lệ mất cơ tăng cao hơn, ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe

      Thêm vào đó, giảm cân nhanh còn làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Khi giảm cân nhanh, cơ thể huy động một lượng lớn cholesterol từ mô mỡ, chuyển hóa qua gan và tiết vào dịch mật, dịch mật dễ trở nên quá bão hòa và kết tinh thành sỏi. Đồng thời, do chế độ ăn rất ít calo và chất béo hoặc sau phẫu thuật giảm cân, túi mật ít được kích thích để co bóp và giải phóng dịch mật, dẫn đến dịch mật tích trữ lâu hơn và trở nên cô đặc, tạo điều kiện cho cholesterol kết tinh, từ đó hình thành “bùn mật” và có thể phát triển thành sỏi mật.

      hình minh họa sỏi túi mật
      Giảm cân nhanh làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong túi mật

      Bên cạnh những thay đổi về thể chất, giảm cân còn đòi hỏi sự thích nghi về mặt tâm lý và hành vi ăn uống. Việc thay đổi thói quen ăn uống là một quá trình lâu dài, cần thời gian và sự kiên trì để hình thành thói quen mới. Gardner và Phillippa Lally (2012), trong nghiên cứu được công bố trên European Journal of Social Psychology, đã chỉ ra rằng trung bình cần khoảng 66 ngày để một hành vi mới trở thành thói quen tự động, với khoảng dao động từ 18-254 ngày, tùy thuộc vào hành vi và đặc điểm cá nhân. Thay đổi thói quen ăn uống không phải là quá trình ngắn hạn và đòi hỏi lặp đi lặp lại để hành vi mới thực sự trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

      Ngoài ra, giảm cân nhanh chóng có thể gây ra các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu và rối loạn về nhận thức hình ảnh cơ thể. Nghiên cứu của O’Neil và Farrell (1992) cho thấy rằng quá trình giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý tiêu cực, khiến người giảm cân không hài lòng với cơ thể của mình ngay cả khi đã đạt được mục tiêu. Sự can thiệp bằng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những cách tiếp cận hiệu quả để hỗ trợ người giảm cân điều chỉnh cảm xúc và hình thành thói quen lành mạnh, giúp quá trình giảm cân diễn ra bền vững và ổn định hơn.

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Các điều cần tránh khi giảm cân

      Các chế độ ăn cực đoan

      Trong bối cảnh giảm cân trở thành xu hướng phổ biến trên mạng xã hội, không ít phương pháp ăn kiêng được quảng bá rộng rãi. Tuy nhiên, không phải chế độ ăn nào cũng phù hợp với sức khỏe lâu dài và an toàn cho tất cả mọi người:

      • Chế độ ăn keto là phương pháp cắt giảm gần như hoàn toàn carbohydrate, thay thế bằng chất béo và một lượng protein vừa phải để cơ thể vào trạng thái ketosis, trong đó cơ thể đốt cháy mỡ thay vì glucose. Tuy nhiên, chế độ ăn này không được khuyến khích cho đa số người vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và tạo áp lực lên gan, thận nếu duy trì lâu dài.
      • Chế độ low-carb giảm carbohydrate và tăng cường protein giúp giảm cân hiệu quả, nhưng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt khi không được áp dụng đúng cách.
      • Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) là phương pháp xen kẽ giữa các khoảng thời gian ăn uống và nhịn ăn, thường theo tỷ lệ 16:8 (16 giờ nhịn, 8 giờ ăn) hoặc 5:2 (ăn bình thường 5 ngày và giảm mạnh calo 2 ngày còn lại). Mặc dù có thể giúp kiểm soát lượng calo, nếu thực hiện quá khắc nghiệt hoặc kéo dài, phương pháp này có thể gây rối loạn ăn uống, đặc biệt ở những người có tiền sử vấn đề về ăn uống. Gần đây, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm thời gian ăn uống có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
      • Phương pháp detox hoặc juice cleanse, chỉ sử dụng nước ép rau củ và trái cây trong thời gian ngắn, tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt dinh dưỡng và mất cân bằng dưỡng chất, do đó không được khuyến khích cho việc giảm cân lâu dài.
      • Nhịn ăn là phương pháp mà người thực hiện giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn bữa ăn trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài có thể gây thiếu hụt năng lượng, làm giảm khả năng tập trung và mất cơ bắp thay vì giảm mỡ. Nếu thực hiện không đúng cách, nhịn ăn có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, phương pháp này không được khuyến khích cho việc giảm cân lâu dài. Nếu áp dụng, cần có sự giám sát của chuyên gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
      nhịn ăn là chế độ ăn tiêu cực, không được khuyến khích dùng để giảm cân
      Nhịn ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể nên không được khuyến khích để giảm cân lâu dài

      Uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

      Một trong những sai lầm nghiêm trọng khi giảm cân là sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc. Những loại thuốc giảm cân có tác dụng nhanh, như làm giảm cân nặng đột ngột hoặc gây bốc hỏa, thường chứa các chất không an toàn, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch, thần kinh hoặc gây rối loạn chuyển hóa. Nếu gặp hiện tượng cân nặng giảm liên tục, cơ thể suy kiệt hoặc cảm giác bất thường sau khi sử dụng các sản phẩm này, cần ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến Bác sĩ.

      Đặt ra mục tiêu không thực tế 

      Đặt ra những kỳ vọng không thực tế như giảm 5-10kg trong một tuần hoặc mong muốn có thân hình hoàn hảo trong thời gian ngắn dễ gây thất vọng, căng thẳng khi không đạt được mục tiêu, dẫn đến từ bỏ kế hoạch giảm cân hoặc áp dụng các phương pháp không an toàn như nhịn ăn và lạm dụng thuốc giảm cân.

      Bỏ qua sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế

      Áp dụng chế độ giảm cân mà không tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể dẫn đến những hệ quả khó lường như mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.

      thăm khám với bs quý
      Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng liệu trình giảm cân phù hợp
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Các khuyến cáo hướng dẫn giảm cân hiệu quả và an toàn

        Giảm cân lành mạnh cần tuân theo các phương pháp khoa học để vừa đạt hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những khuyến cáo của Bộ y tế Việt Nam và các tổ chức y tế thế giới về giảm cân:

        Thiết lập mục tiêu giảm cân hợp lý

        Theo Bộ Y tế Việt Nam, đặt mục tiêu giảm 5-15% trọng lượng cơ thể ban đầu trong 6 tháng vì đây là mức giảm có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng do thừa cân, béo phì. Ngoài ra, Bộ Y tế còn nhấn mạnh việc duy trì giảm cân, phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc là hai tiêu chí chính để thành công.

        Tăng cường hoạt động thể chất

        Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo người trưởng thành cần ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động aerobic cường độ trung bình. Điều này có thể là đi bộ nhanh trong 22 phút hoặc 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, hoặc linh hoạt tùy theo lịch trình.

        Ngoài ra, có thể thay thế bằng 75 phút hoạt động aerobic cường độ cao mỗi tuần, chẳng hạn như bơi lội hoặc cũng có thể kết hợp cả hai loại hoạt động aerobic cường độ trung bình và cao mỗi tuần. Thêm vào đó, người trưởng thành cần ít nhất 2 ngày mỗi tuần cho các bài tập tăng cường cơ bắp.

        Liệu pháp nhận thức hành vi và lối sống

        Theo Hiệp hội Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ và Hội đồng Nội tiết Hoa Kỳ (AACE/ACE) khuyến cáo:

        • Tăng cường tuân thủ kế hoạch thông qua các phương pháp như tự theo dõi, thiết lập mục tiêu thực tế và giải quyết vấn đề có hệ thống.
        • Hỗ trợ từ đội ngũ đa ngành, bao gồm Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên và nhà tâm lý học, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giám sát kế hoạch giảm cân hiệu quả và an toàn. Bác sĩ là người đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, theo dõi các chỉ số y tế quan trọng và đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp dựa trên nhu cầu cá nhân và các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý điều trị các vấn đề tâm lý kèm theo như rối loạn ăn uống, trầm cảm hay lo âu, giúp tăng cường hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi và đảm bảo bệnh nhân có được sự hỗ trợ toàn diện trên hành trình giảm cân.
        • Tăng cường can thiệp bằng liệu pháp hành vi nếu bệnh nhân không đạt được mục tiêu giảm cân tối thiểu 2,5% trong tháng đầu do giảm cân sớm là một dấu hiệu quan trọng cho thành công lâu dài.
        • Liệu pháp nhận thức hành vi nên được điều chỉnh cá nhân hóa để phù hợp với bối cảnh dân tộc, văn hóa, kinh tế xã hội và trình độ học vấn của bệnh nhân, nhằm tối đa hóa tính hiệu quả và khả năng tuân thủ.

        Áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng

        Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo cụ thể về chế độ ăn giảm cân, nhấn mạnh sự an toàn và cân bằng dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu:

        • Giảm tổng lượng calo ăn vào nên là yếu tố chính của bất kỳ mọi can thiệp giảm cân.
        • Điều chỉnh hành vi ăn uống cá nhân và phải thay đổi dần dần, kết hợp với sự hỗ trợ của gia đình, xã hội, môi trường sống…
        • Chế độ ăn cân đối giữa các chất sinh nhiệt, không quá nhiều glucose, tỷ lệ thay đổi tùy vào cá nhân dựa trên các bệnh lý mắc kèm và thói quen ăn uống.
        • Cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết như vitamin tan trong dầu, kali, sắt và acid amin.
        • Hạn chế số bữa ăn trong ngày với 3 bữa là đủ, hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hoà.
        • Kiêng rượu.
        • Tỷ lệ phân bố các chất trong chế độ ăn hàng ngày nên được điều chỉnh như sau, chất béo nên chiếm dưới 30% tổng lượng calo hàng ngày, protein cần đạt từ 15% đến dưới 20% tổng lượng calo và glucose được khuyến nghị chiếm khoảng 50-55% tổng lượng calo.
        • Lượng muối nạp vào cơ thể nên dưới 5g mỗi ngày để hạn chế nguy cơ các bệnh về tim mạch và thận.
        • Đối với canxi, lượng tiêu thụ nên tuân theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của từng người.
        • Chất xơ cần được bổ sung từ 20-30g mỗi ngày nhằm hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột.
        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Giảm cân an toàn với tốc độ hợp lý sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và duy trì hiệu quả lâu dài. Mục tiêu giảm từ 5-15% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, kết hợp chế độ ăn và vận động phù hợp, được khuyến cáo để tránh các rủi ro như mất cơ và rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn cần sự tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp, hãy đến với MedFit. Đội ngũ chuyên gia tại MedFit sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình giảm cân cá nhân hóa nhằm đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra an toàn và hiệu quả. MedFit luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình đạt được mục tiêu sức khỏe bền vững.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Steps for Losing Weight“. Centers for Disease Control and Prevention (CDC)
        2. Jensen MD, Ryan DH, et al. “2013 AHA/ACC/TOS guideline for the management of overweight and obesity in adults: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and The Obesity Society“. Circulation. 2014;129(25 Suppl 2):S102-S138. doi:10.1161/01.cir.0000437739.71477.ee
        3. Garvey WT, Mechanick JI, et al. “AMERICAN ASSOCIATION OF CLINICAL ENDOCRINOLOGISTS AND AMERICAN COLLEGE OF ENDOCRINOLOGY COMPREHENSIVE CLINICAL PRACTICE GUIDELINES FOR MEDICAL CARE OF PATIENTS WITH OBESITY“. Endocr Pract. 2016;22 Suppl 3:1-203. doi:10.4158/EP161365.GL
        4. Wadden TA, Sternberg JA, et al. “Treatment of obesity by very low calorie diet, behavior therapy, and their combination: a five-year perspective“. Int J Obes. 1989;13 Suppl 2:39-46
        5. Johansson K, Sundström J, et al. “Risk of Regaining Weight After Obesity Treatment”. The Lancet Diabetes & Endocrinolog. 2014;2(12):954–965
        6. Healthy diet“. World Health Organization
        7. Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì”
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.