Danh sách các thuốc giảm cân bị cấm trên thị trường

Hiện nay, thừa cân, béo phì là những vấn đề sức khỏe đáng báo động trên toàn cầu, với tỷ lệ gia tăng mạnh mẽ do lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không cân đối. Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập luyện là cách tiếp cận cốt lõi để kiểm soát cân nặng, nhiều người đang tìm đến thuốc giảm cân như một phương pháp bổ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm cân cần phải được cân nhắc cẩn trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về các loại thuốc giảm cân, bao gồm những thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt, những thuốc bị cảnh báo, thu hồi hoặc cấm lưu hành, cùng những biện pháp giảm cân an toàn khác.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Thuốc giảm cân là gì? Đối tượng nào cần sử dụng thuốc giảm cân?

    Thuốc giảm cân là những dược phẩm được nghiên cứu để hỗ trợ giảm cân qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm giảm cảm giác thèm ăn, kéo dài cảm giác no, điều chỉnh hành vi ăn uống hoặc làm giảm khả năng hấp thụ chất béo từ thức ăn. Mặc dù vậy, thuốc giảm cân không phải là giải pháp đầu tay để điều trị béo phì mà chỉ được khuyến cáo sử dụng khi đã áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, bao gồm chế độ dinh dưỡng và tập luyện, nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

    Các tổ chức y tế như Hiệp hội Béo phì Hoa Kỳ, Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ và Hiệp hội các Chuyên gia Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng thuốc giảm cân trong các trường hợp sau:

    • Người có chỉ số BMI ≥ 30.
    • Người có chỉ số BMI ≥ 27 kèm theo các bệnh lý như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Điều kiện kèm theo là bệnh nhân không đạt được mức giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể sau 6 tháng thay đổi lối sống tích cực.

    Tại Việt Nam, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị béo phì của Bộ Y tế (2022), thuốc giảm cân có thể được áp dụng nếu:

    • Người bệnh có chỉ số BMI ≥ 25.
    • Sau 3 tháng áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống nhưng không giảm được ít nhất 5% trọng lượng cơ thể.

    Các khuyến cáo này nhằm đảm bảo thuốc giảm cân được sử dụng đúng cách và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị béo phì.

    Cho tới nay, FDA Hoa Kỳ đã phê duyệt nhiều loại thuốc giảm cân khác nhau, bao gồm cả các loại thuốc sử dụng ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là một số loại thuốc nổi bật cùng với cơ chế hoạt động và mức độ giảm cân:

    • Phentermine (Adipex, Lomaira): phentermine là một loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm, có khả năng làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin và dopamine, qua đó ức chế cảm giác thèm ăn. Thuốc được phê duyệt vào năm 1959, nghiên cứu cho thấy thuốc này giúp giảm nhiều hơn 4,4% trọng lượng cơ thể trong vòng 28 tuần so với giả dược và 49% người dùng đạt được mức giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể.
    thuốc adipex có hoạt chất phentermine
    Phentermine làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin và dopamine, qua đó ức chế cảm giác thèm ăn
    • Diethylpropion: được phê duyệt từ năm 1979, hoạt động theo cơ chế tương tự phentermine. Cân nặng ở nhóm sử dụng diethylpropion giảm nhiều hơn nhóm sử dụng giả dược là 6,6% sau 6 tháng.
    thuốc giảm cân diethylpropion
    Diethylpropion kích thích thần kinh giao cảm, ức chế cảm giác thèm ăn
    • Orlistat (Alli, Xenical): được phê duyệt vào năm 1999, orlistat hoạt động bằng cách ức chế enzyme lipase ở ruột – một loại enzyme giúp phân huỷ mỡ, qua đó giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo lên đến 30%. Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm cân của orlistat có thể lên đến 8,6% trọng lượng cơ thể sau 1 năm khi sử dụng liều 120mg 3 lần/ngày.
    thuốc giảm cân alli và xenical chứa hoạt chất orlistat
    Orlistat ức chế enzyme lipase ở ruột – một loại enzyme giúp phân huỷ mỡ, ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo 
    • Phentermine-topiramate (Qsymia): đây là một loại thuốc kết hợp giữa hai chất ức chế sự thèm ăn, bao gồm phentermine và topiramate (một loại thuốc chống động kinh). Phentermine-topiramate được phê duyệt năm 2012, thuốc này có thể giúp giảm khoảng 8,6% trọng lượng cơ thể và 70% bệnh nhân đạt hiệu quả giảm ít nhất 5% trọng lượng sau 52 tuần.
    qsymia là một loại thuốc kết hợp giữa phentermine và topiramate
    Qsymia là một loại thuốc kết hợp giữa phentermine và topiramate
    • Bupropion-naltrexone (Contrave): được phê duyệt năm 2014, Contrave là sự kết hợp của bupropion (một chất ức chế tái hấp thu dopamine và norepinephrine) và naltrexone (chất đối kháng thụ thể opioid), nhờ đó làm giảm cảm giác thèm ăn. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sử dụng liều naltrexone 32mg kết hợp với bupropion 360mg giúp giảm khoảng 6,1% trọng lượng cơ thể sau 56 tuần. Tại thị trường Châu Âu, bupropion-naltrexone được sản xuất dưới tên thương mại là Mysimba, cũng đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận lưu hành từ năm 2015.
    thuốc giảm cân contrave có hoạt chất bupropion và naltrexone
    Contrave là sự kết hợp của bupropion và naltrexone, giúp giảm cảm giác thèm ăn
    • Liraglutide (Saxenda): được FDA Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2014, liraglutide là một chất kích thích thụ thể GLP-1, thường được sử dụng trong điều trị đái tháo đường típ 2 nhưng cũng có hiệu quả giảm cân thông qua cơ chế tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Saxenda giúp người dùng giảm trung bình 8,4% trọng lượng và khoảng 63,2% người dùng đạt mức giảm ít nhất 5% trọng lượng sau 56 tuần.
    thuốc saxenda chứa hoạt chất liraglutide
    Saxenda giúp giảm cân thông qua cơ chế tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn
    • Gelesis100 (Plenity): được phê duyệt năm 2019, Plenity chứa các hạt hydrogel hấp thụ nước làm tăng cảm giác no. Đây là thiết bị y tế duy nhất được FDA Hoa Kỳ phê duyệt hoạt động như một loại thuốc. Sau 6 tháng, Plenity có thể giúp giảm khoảng 2% trọng lượng cơ thể.
    thiết bị y tế gelesis100 plenity được phê duyệt như thuốc giảm cân
    Plenity chứa các hạt hydrogel hấp thụ nước làm tăng cảm giác no, qua đó giúp giảm cân
    • Setmelanotide (Imcivree): được phê duyệt năm 2020, setmelanotide là một chất chủ vận thụ thể melanocortin-4 (MC4R). Khi MC4R được kích hoạt sẽ giúp giảm cảm giác đói, tăng cảm giác no và thúc đẩy tăng cường chuyển hóa mỡ, giúp cơ thể tiêu hao năng lượng từ mỡ dự trữ. Imcivree chỉ được áp dụng cho các trường hợp đột biến gen gây ra béo phì, cụ thể là thiếu hụt pro-opiomelanocortin (POMC), proprotein convertase subtilisin/kexin type 1 (PCSK1) hoặc thụ thể leptin (LEPR) ở những người ≥ 6 tuổi. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 21 trẻ ≥ 6 tuổi, sau 1 năm, trẻ thiếu POMC đạt được mức giảm cân trung bình là 25,6% và con số này là 12,5% ở những trẻ bị thiếu LEPR.
    imcivree chứa hoạt chất setmelanotide
    Imcivree chỉ áp dụng cho các trường hợp béo phì do đột biến gen
    • Semaglutide (Wegovy): là một chất kích thích thụ thể GLP-1 khác, được FDA Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2021. Semaglutide có hiệu quả khá tốt, giúp giảm trung bình 12,4% trọng lượng cơ thể và khoảng 86,4% người dùng đạt mức giảm ít nhất 5% trọng lượng sau 68 tuần.
    wegovy chứa hoạt chất semaglutide
    Wegovy cũng là một thuốc giảm cân thuộc nhóm GLP-1, tương tự liraglutide
    • Tirzepatide (Zepbound): được FDA Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2023. Đây là chất đồng vận của cả thụ thể GLP-1 và GIP, giúp tăng cường cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, tirzepatide cho kết quả giảm trung bình 20,9% trọng lượng cơ thể và 91% người dùng đạt mức giảm ít nhất 5% trọng lượng sau 72 tuần.
    thuốc giảm cân zepbound chứa hoạt chất tirzepatide
    Tirzepatide là chất đồng vận thụ thể kép GLP-1 và GIP, giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn

    Trong số các loại thuốc hỗ trợ giảm cân kể trên, orlistat và liraglutide là hai loại thuốc hiện đang được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt.

    Nhìn chung, hiệu quả của các loại thuốc giảm cân là khác nhau. Do đó, thuốc giảm cân cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Các loại thuốc giảm cân bị FDA Hoa Kỳ cấm lưu hành và nguy cơ cho người sử dụng

    Bên cạnh các thuốc giảm cân được phê duyệt và lưu hành, cũng có những loại đã từng được các cơ quan quản lý dược phẩm chấp thuận nhưng sau đó bị cấm và thu hồi do nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số thuốc đã bị cấm và thu hồi:

    • Fenproporex: là dẫn xuất của amphetamine – một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, không được phê duyệt tại Hoa Kỳ nhưng có thể được tìm thấy ở một số quốc gia như Brazil. Thuốc này có thể cho kết quả dương tính với amphetamine trong xét nghiệm nước tiểu. Fenproporex có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi, tiêu chảy, mất ngủ, run rẩy và nguy cơ đột tử.
    công thức phân tử fenproporex
    Fenproporex là dẫn xuất của amphetamine, có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng
    • Lorcaserin (Belviq): trước đây, lorcaserin được phê duyệt cho người trưởng thành bị béo phì hoặc thừa cân kèm các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc cholesterol máu cao, hoạt động thông qua việc kích thích thụ thể serotonin 2C trong não, giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no. Vào tháng 2/2020, FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu nhà sản xuất tự nguyện thu hồi thuốc khỏi thị trường do kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư ở người dùng.
    lorcaserin có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người sử dụng
    Lorcaserin đã bị thu hồi do tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người sử dụng
    • Fenfluramine và dexfenfluramine (Fen-Phen): từng là hai loại thuốc hỗ trợ giảm cân nổi bật trong những năm 1990, đặc biệt khi được kết hợp trong thuốc giảm cân Fen-Phen. Hai loại thuốc này có cơ chế tác động thông qua việc kích thích giải phóng serotonin trong não, giúp tăng cảm giác no và giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, cả fenfluramine và dexfenfluramine đều bị FDA Hoa Kỳ thu hồi vào năm 1997 do những lo ngại nghiêm trọng về an toàn sau khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thuốc này làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim và tăng áp động mạch phổi nguyên phát.
    công thức phân tử của fenfluramine và dexfenfluramine
    Fenfluramine và dexfenfluramine đã bị thu hồi do làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim và tăng áp động mạch phổi nguyên phát
    • Sibutramine (Meridia): là một loại thuốc giảm cân được FDA Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 1997 để điều trị béo phì, tuy nhiên sau đó bị rút khỏi thị trường Hoa Kỳ vào tháng 12/2010 sau khi dữ liệu lâm sàng cho thấy sibutramine làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các sản phẩm trên thị trường được xác định có liều cao hơn gấp nhiều lần liều được khuyến nghị hàng ngày. Vì lý do này, ngay cả những người tiêu dùng không có tiền sử bệnh khi dùng sibutramine liều cao cũng có thể bị tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ có thể gặp gồm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, co giật, đặc biệt tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp không kiểm soát.
    thuốc meridia chứa hoạt chất sibutramine
    Sibutramine đã bị rút khỏi thị trường do làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ
    • Rimonabant (Acomplia, Zimulti): năm 2007, FDA Hoa Kỳ không phê duyệt rimonabant do các báo cáo về nguy cơ tác dụng phụ về thần kinh và tâm thần (co giật, trầm cảm, lo âu, mất ngủ). Năm 2008, EMA đã đình chỉ tiếp thị thuốc này trên thị trường vì nguy cơ cao trầm cảm và ý nghĩ tự sát. Trong vòng 2 năm, rimonabant liên quan đến 5 ca tử vong và 720 phản ứng có hại nghiêm trọng tại Anh.
    thuốc acomplia chứa hoạt chất rimonabant
    Rimonabant không được phê duyệt do nguy cơ tác dụng phụ trên hệ thần kinh
    • Phenolphthalein: từng được sử dụng trong các sản phẩm thuốc nhuận tràng không kê đơn cho đến năm 1999, khi FDA Hoa Kỳ phân loại thuốc này là “không được công nhận là an toàn và hiệu quả” sau khi các nghiên cứu chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư. Phenolphthalein được cho là có khả năng tác động đến gen, nghĩa là có thể gây tổn thương hoặc đột biến DNA, làm tăng nguy cơ ung thư và các biến chứng di truyền khác.
    công thức phân tử của phenolphthalein
    Phenolphthalein có nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư và các biến chứng di truyền khác

    Các loại thuốc giảm cân kể trên đều có nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng và đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng vì rủi ro sức khỏe cao.

    Sibutramine là thuốc duy nhất trong danh sách từng được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, vào năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu thu hồi thuốc này do những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe người sử dụng. Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm kiếm sản phẩm giảm cân có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Nguy cơ khi sử dụng nhầm các thuốc giảm cân đã bị cấm

      Mặc dù các hoạt chất bị cấm lưu hành sẽ không còn xuất hiện trong các sản phẩm thuốc hợp pháp, người tiêu dùng vẫn có thể gặp phải các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa những thành phần này, gây nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Một số sản phẩm, dù được quảng cáo là “thực phẩm chức năng,” vẫn chứa các hoạt chất như sibutramine – vốn là một loại thuốc giảm cân hiện đã bị cấm lưu hành. Việc đưa các chất này ra thị trường mà không qua quy trình cấp phép thuốc của Bộ Y tế là hành vi vi phạm pháp luật.

      Các nhà sản xuất thường lợi dụng sự khác biệt trong quy định giữa “thực phẩm chức năng” và “sản phẩm thuốc” để lách luật. Tại Việt Nam, việc quản lý các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng vẫn còn thiếu sự chặt chẽ. Mặc dù các sản phẩm này phải được đăng ký và công bố với Cục An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Y tế trước khi lưu hành, quy trình giám sát và kiểm tra sau khi sản phẩm ra thị trường vẫn còn nhiều lỗ hổng, khiến sản phẩm thực tế không khớp với những gì đã công bố. Điều này dẫn đến việc một số sản phẩm giảm cân, như thực phẩm chức năng, thảo mộc hay trà giảm cân, có thể chứa các hoạt chất nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.

      thực phẩm chức năng chứa sibutramine
      Thực phẩm chức năng chứa sibutramine
      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Các giải pháp giảm cân an toàn và hiệu quả

        Để giảm cân hiệu quả và an toàn, cần thực hiện theo hướng dẫn của Bác sĩ và kết hợp với các giải pháp hỗ trợ:

        Chế độ ăn lành mạnh

        Đối với người béo phì, việc áp dụng chế độ ăn ít calo nhưng giàu chất xơ từ rau củ, trái cây có chọn lọc và ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì cảm giác no lâu, làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định đường huyết, từ đó kiểm soát cơn thèm ăn và hỗ trợ quản lý cân nặng hiệu quả.

        Đồng thời, cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng bằng cách bổ sung đầy đủ protein từ thịt nạc, cá và đậu để hỗ trợ cơ bắp, kết hợp chất béo lành mạnh từ dầu olive, bơ và cá hồi để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Sự cân đối giữa các nhóm chất này không chỉ giúp duy trì vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ tái tăng cân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

        Tập luyện thể dục thể thao

        Các hoạt động như đi bộ, đạp xe và bơi lội là lựa chọn phù hợp cho người béo phì, giúp đốt cháy calo, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lưu thông máu.

        Để đạt hiệu quả giảm cân bền vững, người béo phì nên tập luyện aerobic 150-300 phút mỗi tuần, tương đương 30-60 phút mỗi ngày, có thể chia nhỏ thành các khoảng thời gian 10-15 phút để dễ thực hiện hơn, chẳng hạn như đi bộ sau bữa ăn hoặc vận động nhẹ giữa giờ làm việc. Việc giảm thời gian ngồi yên bằng cách thay đổi thói quen như đi cầu thang bộ, làm việc nhà hoặc đi bộ khi trò chuyện cũng góp phần tăng cường hoạt động thể chất.

        Đồng thời, kết hợp tập kháng lực 2-3 ngày mỗi tuần với các bài tập nhẹ như nâng tạ nhỏ, sử dụng dây kháng lực hoặc tập động tác trọng lượng cơ thể sẽ giúp xây dựng cơ bắp, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

        Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhưng bền vững cùng với tăng dần cường độ và thời gian vận động là cách tiếp cận an toàn và phù hợp nhất cho người béo phì.

        ca lâm sàng giảm cân bằng phương pháp đa mô thức tại medfit (ca nam)
        Ca lâm sàng điều trị béo phì tại MedFit

        Sử dụng công nghệ tăng cơ giảm mỡ

        Công nghệ hiện đại như EMS (electrical muscle stimulation)HIFEM (high-intensity focused electromagnetic) tạo ra các cơn co cơ sâu, mô phỏng bài tập cường độ cao. Nhờ đó, cơ thể không chỉ giảm mỡ mà còn tăng cường khối lượng cơ, giúp tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

        ca lâm sàng kết hợp ems và contoura tại medfit
        Ca lâm sàng tăng cơ giảm mỡ bằng công nghệ EMS tại MedFit

        Theo dõi sức khỏe định kỳ và tham vấn chuyên gia

        Để đạt hiệu quả lâu dài, cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và tham vấn chuyên gia dinh dưỡng hoặc Bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và liệu pháp hỗ trợ phù hợp. Nếu cần sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến Bác sĩ Nội tiết để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế cá nhân.

        thăm khám với bs quý
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và xây dựng chế độ giảm cân phù hợp

        Việc sử dụng thuốc giảm cân cần được thực hiện một cách thận trọng, dưới sự chỉ dẫn của Bác sĩ, đặc biệt khi nhiều loại thuốc giảm cân hiện nay đã bị thu hồi hoặc cấm lưu hành vì nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Mặc dù thuốc có thể mang lại kết quả nhanh chóng, thay đổi lối sống là yếu tố quan trọng và bền vững trong việc kiểm soát cân nặng và phòng ngừa béo phì.

        Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả, MedFit cung cấp một giải pháp toàn diện, kết hợp dinh dưỡng, vận động, điều trị nội khoa và công nghệ tăng cơ giảm mỡ, giúp bạn đạt được vóc dáng lý tưởng. Hãy liên hệ với MedFit để được tư vấn chi tiết và nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ Bác sĩ đa chuyên khoa. MedFit luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình cải thiện sức khỏe và vóc dáng.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Questions and Answers about FDA’s Initiative Against Contaminated Weight Loss Products“. U.S. Food and Drug Administration
        2. Tchang BG, Aras M, et al. “Pharmacologic Treatment of Overweight and Obesity in Adults“. [Updated 2024 Aug 20]. In: Feingold KR, Anawalt B, Blackman MR, et al., editors. Endotext [Internet]. South Dartmouth (MA): MDText.com, Inc.; 2000-
        3. Gavin Van De Walle. “Phentermine for Weight Loss: Benefits, Side Effects, and Dosage“. Healthline
        4. “Prescription weight-loss drugs”. Mayo Clinic
        5. Phuoc Anh (Anne) Nguyen. “8 FDA-Approved Drugs for Weight Management“. Verywell Health
        6. Mysimba“. European Medicines Agency (EMA)
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.