Mỡ nội tạng là gì và cách giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là một loại mỡ tích trữ trong các cơ quan trong cơ thể và có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như các biến chứng trên tim mạch, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ mắc đái tháo đường, gan nhiễm mỡ… Việc duy trì lớp mỡ nội tạng ở mức độ hợp lý bằng các chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm ăn uống có khoa học và tập thể dục thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, MedFit sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về khái niệm mỡ nội tạng, cách đo lường lượng mỡ nội tạng trong cơ thể và cách quản lý mỡ nội tạng trong cơ thể hiệu quả.

MỤC LỤC NỘI DUNG
    Add a header to begin generating the table of contents

    Mỡ nội tạng là gì?

    Mỡ nội tạng là mỡ bao xung quanh các cơ quan nằm sâu trong bụng như gan, dạ dày và ruột. Mỡ nội tạng có vai trò quan trọng giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên nếu lượng mỡ nội tạng trong cơ thể tăng cao có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

    cơ quan nội tạng bình thường (bên trái) và cơ quan nội tạng bị nhiễm mỡ (bên phải)
    Cơ quan nội tạng bình thường (bên trái) và cơ quan nội tạng bị nhiễm mỡ (bên phải)
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
    Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

    Ảnh hưởng của mỡ nội tạng lên sức khỏe

    Mỡ nội tạng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Mỡ nội tạng đã được chứng minh có mối liên quan với nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

    Bệnh lý tim mạch

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mỡ nội tạng có mối liên quan chặt chẽ với bệnh lý tim mạch. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm phụ nữ có tỷ lệ eo – hông lớn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp đôi so với người bình thường. Ngoài ra, tỷ lệ eo – hông là một yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp và mỡ máu.

    Nghiên cứu của Guido A. Rosito và cộng sự ghi nhận mỡ nội tạng ở vùng bụng có mối liên quan chặt chẽ đến việc mắc các bệnh về tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Mỡ nội tạng làm trầm trọng hơn các yếu tố gây bệnh tim mạch khác như làm huyết áp, đường huyết và mỡ máu cao hơn.

    Sa sút trí tuệ

    Nghiên cứu của tác giả Shin Kim và cộng sự ghi nhận ở những người có mỡ nội tạng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh làm sa sút trí tuệ, trong đó có bệnh Alzheimer.

    Hen suyễn

    Trong một nghiên cứu cắt ngang, A.V. Capelo và cộng sự đã ghi nhận tỷ lệ mắc hen suyễn tăng 37% trên những người có mỡ nội tạng cao so với người bình thường. Ngoài ra, trên những bệnh nhân đã từng bị hen suyễn, tăng mỡ nội tạng làm giảm đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường nên khó kiểm soát các triệu chứng hơn.

    Ung thư

    Nguy cơ mắc ung thư vú trên những phụ nữ mãn kinh bị béo bụng và mỡ nội tạng cao tăng gấp 1,5 lần. Ngoài ra, bệnh nhân bị béo bụng và tích tụ nhiều mỡ nội tạng có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn gần 3 lần so với người bình thường.

    Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
    Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

      * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

      Cách đo mỡ nội tạng

      Hình dáng cơ thể

      Xu hướng tích mỡ ở các vùng trên cơ thể có thể được ước lượng khi nhìn qua gương. Dáng người hình quả táo (thân to và chân nhỏ) là một dấu hiệu của mỡ nội tạng cao, thường gặp ở nam giới. Ở phụ nữ, dấu hiệu của tích mỡ nội tạng là dáng người hình quả lê với phần hông và phần đùi to hơn.

      xu hướng tích mỡ ở các vùng trên cơ thể có thể được ước lượng khi nhìn qua gương
      Xu hướng tích mỡ ở các vùng trên cơ thể có thể được ước lượng khi nhìn qua gương

      Chỉ số BMI

      Béo phì được định nghĩa là sự gia tăng tổng khối lượng mỡ trong cơ thể. Thông thường, tình trạng béo phì được đánh giá thông qua chỉ số BMI, được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (cm).

      Đối với người Châu Á, bệnh nhân được chẩn đoán thừa cân khi BMI từ 23 trở lên, béo phì độ 1 khi BMI từ 25 trở lên và béo phì độ 2 khi BMI trên 30.

      Mặc dù BMI là một công cụ thích hợp để báo cáo tình trạng béo phì, những hạn chế của chỉ số này có thể gây nhầm lẫn cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế do tính đa dạng của tình trạng béo phì.

      Chỉ số BMI giả định rằng mô mỡ phải được phân bố đều trên cơ thể, không tính đến tình trạng không đồng nhất do tích tụ mỡ trên một số vùng trên cơ thể. Chỉ số BMI phù hợp để đánh giá mức độ béo phì nhưng chưa thực sự phù hợp để đánh giá sức khỏe cũng như mỡ nội tạng trong cơ thể do sự khác biệt về thành phần cơ thể (lượng mỡ, khối lượng xương, khối lượng cơ), hình dáng cơ thể và một số yếu tố khác như chủng tộc, dân tộc, giới tính và độ tuổi. BMI chỉ cung cấp những thông tin sơ bộ về sức khỏe mà không đánh giá được chính xác lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.

      Bảng BMI đối với người Châu Á:

      Chỉ số BMI Tình trạng
      < 18,5 Thiếu cân
      18,5-22,9 Bình thường
      23-24,9 Thừa cân
      25-29,9 Béo phì độ I
      30-34,9 Béo phì độ II
      ≥ 35 Béo phì độ III

      Vòng eo

      Đây là cách đơn giản nhất để ước tính sơ bộ lượng mỡ nội tạng, thực hiện bằng cách sử dụng một thước dây quấn quanh vòng eo ngang qua rốn và đo trong khi bụng đang thả lỏng và không gồng.

      Vòng eo lớn hơn 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới là một dấu hiệu của mỡ nội tạng cao. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và dễ thực hiện tại nhà nhưng hạn chế là không phân biệt lớp mỡ dưới da và mỡ nội tạng.

      đo vòng eo là cách đơn giản nhất để ước tính sơ bộ lượng mỡ nội tạng
      Đo vòng eo là cách đơn giản nhất để ước tính sơ bộ lượng mỡ nội tạng

      Tỷ lệ eo – hông

      Đo kích thước vùng hông bằng cách quấn thước đo quanh phần rộng nhất của hông sau đó lấy chỉ số vòng eo chia cho chỉ số vòng hông. Tỷ lệ eo – hông lớn hơn 0,85 ở nữ giới và 0,9 ở nam giới có thể gợi ý tình trạng tăng mỡ nội tạng. Tỷ lệ eo – hông có mối liên quan chặt chẽ với mỡ nội tạng hơn là chỉ số vòng eo.

      Tỷ lệ eo – chiều cao

      Được tính bằng cách lấy chỉ số vòng eo (cm) chia cho chiều cao (cm). Người bình thường có tỷ lệ eo – chiều cao nhỏ hơn 0,5.

      Hình ảnh học

      • Siêu âm: siêu âm bụng có thể phát hiện được tình trạng gan nhiễm mỡ, tuy nhiên siêu âm chỉ có giá trị khi nồng độ mỡ trong gan trên 30%.
      siêu âm bụng (hình minh họa)
      Siêu âm bụng (hình minh họa)
      • Đo lường bằng chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng máy CT năng lượng kép 64 lát cắt quét từ mức giới hạn trên là đốt sống ngực thứ 12 đến giới hạn dưới là đốt sống thắt lưng thứ 5. Người được đo nằm ngửa trên bàn CT để tiến hành quét. Mô mỡ sẽ được phân đoạn và đánh dấu màu xanh với ngưỡng mặc định và sau đó hình ảnh được tái tạo tự động bởi phần mềm trên mỗi lát cắt dày 1mm từ đó tính ra được diện tích mỡ nội tạng (VFA). Ngưỡng cắt có nguy cơ đối với sức khỏe là VFA > 142cm² đối với nam giới và 115cm² đối với nữ giới tại vị trí đốt sống L2/3, hoặc VFA > 111cm² đối với nam giới và 96cm² đối với nữ giới tại vị trí ngang rốn.
      chụp ct (hình minh họa)
      Chụp CT (hình minh họa)
      • Đo bằng máy đo điện trở kháng sinh học (BIA): đây là một phương pháp không xâm lấn, tiết kiệm và dễ tiếp cận hơn so với chụp CT, dù có độ chính xác thấp hơn. Kỹ thuật này đo sự kháng điện của các mô cơ thể đối với dòng điện nhỏ, từ đó giúp ước lượng lượng mỡ cơ thể, khối lượng cơ thể không chất béo và tính toán mỡ nội tạng (VFA). VFA < 100cm² thường được coi là bình thường cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, vì độ chính xác của BIA không cao bằng chụp CT nên kết quả cần được kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá toàn diện về sức khỏe.
      máy đo điện trở kháng sinh học
      Máy đo điện trở kháng sinh học

      Những phương pháp như chụp CT có thể đánh giá chính xác lượng mỡ nội tạng, tuy nhiên thường không cần thiết và có chi phí cao. Do đó, việc được tư vấn bởi Bác sĩ trước khi thực hiện là rất cần thiết.

      Cách giảm mỡ nội tạng

      Lượng mỡ trong cơ thể phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng nội tiết tố, tuổi tác, cân nặng lúc mới sinh và giai đoạn sau sinh (do phụ nữ đã sinh con có xu hướng tích mỡ nội tạng nhiều hơn phụ nữ chưa sinh). Vào giai đoạn tuổi trẻ, phụ nữ có ít mỡ nội tạng hơn nam giới, tuy nhiên khi đến giai đoạn mãn kinh, việc tích tụ mỡ nội tạng là như nhau ở cả hai giới. Tuy nhiên, lối sống và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tích mỡ nội tạng. Chế độ sinh hoạt lành mạnh góp phần làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.

      • Thường xuyên vận động: tập thể dục giúp giảm chu vi vòng eo. Ngay cả khi không giảm cân, việc tập thể dục vẫn giúp giảm mỡ nội tạng và tăng khối lượng cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi bộ nhanh hoặc các bài tập sức mạnh với tạ cũng có thể giúp giảm mỡ nội tạng. Các bài tập tại chỗ như gập bụng có thể làm săn chắc cơ thành bụng nhưng không làm giảm đáng kể lượng mỡ nội tạng. Những hiệp hội tim mạch trên thế giới khuyến cáo nên tập những môn thể thao với cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần như đạp xe hoặc đi bộ nhanh, 75 phút/tuần với các môn thể thao mang tính chất đối kháng.
      các bài tập sức mạnh với tạ có thể giúp giảm mỡ nội tạng
      Các bài tập sức mạnh với tạ có thể giúp giảm mỡ nội tạng
      • Ăn uống hợp lý: tránh các thực phẩm có khả năng làm tăng tích mỡ nội tạng như kẹo, thực phẩm chứa đường fructose như nước trái cây đóng hộp hoặc kẹo mạch nha. Các chất tinh bột nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm nên chọn thịt gà nạc, cá, trứng, đậu và sữa tách béo, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ.
      bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ để giảm mỡ nội tạng
      Bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ để giảm mỡ nội tạng
      • Không hút thuốc: hút thuốc không chỉ làm tăng tích tụ mỡ nội tạng mà còn là một yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thuốc lá phải được ngừng ngay chứ không giảm từ từ, có thể tìm đến nhân viên y tế để được hướng dẫn chiến lược ngừng hút thuốc nếu gặp khó khăn trong quá trình dừng sử dụng. Một số thuốc được chấp thuận trong hỗ trợ cai thuốc lá có thể được kê toa bởi Bác sĩ như varenicline, nortriptyline, bupropion, kẹo nicotine và khí dung nicotine.
      hút thuốc làm tăng tích tụ mỡ nội tạng đồng thời còn là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
      Hút thuốc làm tăng tích tụ mỡ nội tạng đồng thời còn là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
      • Ngủ đủ giấc: ngủ ít rất có hại. Một nghiên cứu kéo dài trong 5 năm cho thấy những người trưởng thành dưới 40 tuổi ngủ ít hơn 5 giờ/ngày làm tăng đáng kể lượng mỡ nội tạng. Tuy nhiên, ngủ nhiều hơn 8 giờ/ngày cũng làm gia tăng lượng mỡ nội tạng. Do đó ngủ đủ và đảm bảo chất lượng giấc ngủ rất quan trọng.
      • Giảm căng thẳng: quá căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol hơn. Cortisol kích thích việc tích tụ mỡ nội tạng.
      cơ thể sản sinh nhiều cortisol có thể thúc đẩy tích tụ mỡ nội tạng
      Cơ thể sản sinh nhiều cortisol có thể thúc đẩy tích tụ mỡ nội tạng
      • Thuốc: cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thuốc nào được nghiên cứu với mục đích làm giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận bốn thuốc kê đơn trong việc giảm cân bao gồm: phentermine-topiramate (Qsymia), orlistat (Xenical), naltrexone-bupropion (Contrave), liraglutide (Saxenda) và semaglutide (Wegovy). Những thuốc này được nghiên cứu trên những bệnh nhân béo phì và không mắc bệnh đái tháo đường. Resmetirom cũng đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận gần đây trong việc điều trị gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa dựa trên nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân đã được xác định là có xơ hóa trên sinh thiết gan.
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit
      Banner cam kết giảm cân nặng MedFit m

      Giảm cân có giúp làm giảm mỡ nội tạng?

      Mặc dù có mối tương quan không đồng nhất, việc giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể cũng có vai trò tích cực trong giảm mỡ nội tạng. Do đó, bất kỳ sự can thiệp nào làm giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể đều có khả năng làm giảm lượng mỡ nội tạng.

      Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá lợi ích của các phương pháp giảm cân đối với lượng mỡ nội tạng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương thức giảm cân (chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực) có ảnh hưởng tích cực đến lượng mỡ nội tạng. Các phương pháp này giúp giảm lượng mỡ thừa và tăng khối lượng cơ nên góp phần làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.

      Nhận ngay voucher Miễn phí 100% áp dụng cho Module dinh dưỡng vận động
      Voucher miễn phí module dinh dưỡng vận động

        * Voucher chỉ áp dụng cho khách hàng thăm khám lần đầu tiên tại phòng khám MedFit

        Khi nào cần gặp Bác sĩ?

        Hãy đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn nếu quá lo lắng về tình trạng mỡ nội tạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe tổng quát cũng như tầm soát các bệnh lý đồng mắc. Qua đó, Bác sĩ sẽ xác định mức độ và các nguy cơ của tình trạng mỡ nội tạng thực tế và tư vấn lịch trình điều trị chi tiết, phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

        Việc điều trị giảm mỡ nội tạng vẫn nên được tiếp tục theo lịch trình phù hợp với tình trạng bệnh lý, kể cả khi đã khởi phát biến chứng nhằm theo dõi tình trạng cũng như hạn chế nguy cơ xuất hiện các bệnh khác.

        thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị giảm mỡ nội tạng
        Thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị giảm mỡ nội tạng

        Mỡ nội tạng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề chuyển hóa. Để kiểm soát và giảm mỡ nội tạng, việc duy trì lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen vận động là rất cần thiết.

        Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp toàn diện để giảm cân và giảm béo, bao gồm cả mỡ nội tạng, hãy đến với Phòng khám giảm cân đa mô thức MedFit. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và xây dựng một lộ trình giảm cân cá nhân hóa, kết hợp dinh dưỡng, tập luyện và các liệu pháp y khoa tiên tiến, giúp cải thiện sức khỏe và duy trì vóc dáng lâu dài.

        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ
        Banner kiến thức giảm cân giảm béo giảm mỡ dựa trên y học chứng cứ m

        Tài liệu tham khảo

        1. Taking Aim at Belly Fat“. Harvard Health Publications
        2. Tchernof A, Després JP. “Pathophysiology of human visceral obesity: an update“. Physiol Rev. 2013 Jan;93(1):359-404. doi: 10.1152/physrev.00033.2011. PMID: 23303913
        3. Shuster A, Patlas M, et al. “The clinical importance of visceral adiposity: a critical review of methods for visceral adipose tissue analysis“. Br J Radiol. 2012 Jan;85(1009):1-10. doi: 10.1259/bjr/38447238. Epub 2011 Sep 21. PMID: 21937614; PMCID: PMC3473928
        4. Singh G, Krauthamer M, Bjalme-Evans M. “Wegovy (semaglutide): a new weight loss drug for chronic weight management“. J Investig Med. 2022 Jan;70(1):5-13. doi: 10.1136/jim-2021-001952. Epub 2021 Oct 27. PMID: 34706925; PMCID: PMC8717485
        Content Protection by DMCA.com
        logo MedFit

        Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề giảm cân và giảm béo, vui lòng để lại câu hỏi. Đội ngũ nhân viên y tế Phòng khám MedFit sẽ hỗ trợ giải đáp.